- Kết quả sau tái lập tỉnh.
3.1.2. Nguyên tắc về đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo yêu cầu cải cách hành chính
dân cấp huyện theo yêu cầu cải cách hành chính
Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nói chung của Uỷ ban nhân dân huyện nói riêng là vấn đề phức tạp với nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau. Những đổi mới về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ có tác động, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đạt kết quả và có hiệu quả cần phải quán triệt đầy đủ các quan điểm mang tính nguyên tắc cơ bản sau:
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện phải gắn với sự đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế.
Thực tế cách mạng Việt Nam cho thấy Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện vai trị lãnh đạo của mình thơng qua nhà nước, bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng được thể chế hóa bằng pháp luật. Chính vì vậy, đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện phải nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy tinh thần tự chủ của địa phương, tôn trọng và tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải gắn với cải cách kinh tế trên địa bàn huyện, lấy cải cách kinh tế làm tiền đề, yêu cầu, mục tiêu để đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân.
Trong những năm qua tiến hành cơng cuộc đổi mới do đảng ta khởi xướng, trong đó chủ yếu là cải cách kinh tế, đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kết quả là từ một nền kinh tế cơ bản là tự cung tự cấp, khép kín, hoạt
động kinh tế dựa vào các chỉ tiêu pháp lệnh sang nền kinh tế “mở”, không gian kinh tế được mở rộng, các hoạt động kinh tế tuân theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu, hướng đến việc chủ động hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực; kết hợp giữa phát triển kinh tế với sự phát triển xã hội về mọi mặt, với công bằng xã hội, bảo vệ môi trường môi sinh, từng bước đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn.
Tính năng động và bản chất dân chủ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải tạo điều kiện tiền đề về vật chất, kinh tế - xã hội cho tính năng động, sáng tạo và dân chủ của nền hành chính nhà nước. Tình trạng mất dân chủ, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, thiếu trách nhiệm của chính quyền nếu khơng được khắc phục cho mọi quá trình phát triển kinh tế - xã hội khác. Do đó, yêu cầu của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương nói chung trong đó có Uỷ ban nhân dân là xây dựng bộ máy hành chính gọn nhẹ, tiết kiệm, năng động, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội là cần thiết. Trong mối liên hệ biện chứng như vậy chúng ta cần đặt trọng tâm của cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong mối quan hệ với thúc đẩy và phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính phải được đánh giá từ hiệu quả hoạt động kinh tế trên địa bàn.
- Cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành đồng bộ trong tổng thể cải cách bộ máy chính quyền nhà nước ở địa phương và đổi mới hệ thống chính trị ở địa phương, nhưng trước hết phải hướng vào khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện hiện nay.
Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện nằm trong mối quan hệ hệ thống, tác động qua lại với các bộ phận khác trong hệ thống chính trị trên địa bàn huyện với tồn bộ bộ máy chính quyền địa phương. Để đổi mới
tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện có kết quả, đạt hiệu quả cao thì cần phải có những đổi mới đồng bộ của cả hệ thống chính trị, của cả bộ máy chính quyền nhà nước ở địa phương. Cải cách tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện mà không đổi mới tổ chức, phương thức lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, không đổi mới tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền địa phương thì sẽ khơng bao giờ đạt được kết quả khả quan như mong muốn, chính vì vậy ở đây địi hỏi sự đổi mới đồng bộ, trong đó đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện chỉ là một khâu.
Nhưng việc đổi mới tồn bộ hệ thống chính trị, bộ máy chính quyền địa phương là vấn đề lớn địi hỏi nhiều về thời gian, nguồn lực nên cần phải lựa chọn những khâu thiết yếu có thứ tự ưu tiên để thực hiện. Đó là tổ chức bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, vừa thiếu thống nhất tập trung lại vừa chưa hợp lý về thẩm quyền và trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả quản lý thấp. Chính quyền địa phương nhất là cấp cơ sở còn nhiều bất cập về con người, về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mơ hình tổ chức chính quyền địa phương cịn nhiều bất cập, chưa có sự phân biệt giữa đơ thị và nơng thơn, chưa có sự phân biệt giữa các cấp.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương nói chung và Uỷ ban nhân dân cấp huyện nói riêng phải hướng tới việc tăng cường năng lực quản lý xã hội bằng pháp luật và phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
Quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân chi phối mọi mặt hoạt động nhà nước và đời sống xã hội. Điều đó địi hỏi các cơ quan nhà nước, mọi cán bộ, công chức phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Muốn chấp hành đúng Hiến pháp và pháp luật thì mọi cán bộ cơng chức phải có tri thức pháp luật, các nhà hành chính có thể khơng biết về âm nhạc, hội hoạ… nhưng phải biết pháp luật và biết áp dụng pháp luật để giải quyết mọi tình huống pháp lý phát sinh, thuộc
thẩm quyền giải quyết của mình. Bên cạnh đó tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương trong đó có Uỷ ban nhân dân huyện phải hợp lý, tinh giản, tiết kiệm, hiện đại hố và chun nghiệp; đảm bảo tính cơng khai, minh bạch của các quyết định, cần tạo ra mối quan hệ đồng thuận giữa chính quyền với cư dân, doanh nghiệp sao cho đúng với bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân, người dân phải thực sự là “khách hàng” của nền hành chính.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện phải tích cực, khẩn trương, tránh bảo thủ trì trệ, nhưng phải thận trọng, khơng nóng vội, có bước đi thích hợp để đảm bảo khơng làm xáo trộn sự bình ổn của quá trình phát triển xã hội…
Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và Uỷ ban nhân dân huyện nói riêng là lĩnh vực đầy tế nhị, nhạy cảm nên cần được tính tốn khoa học, cụ thể, khơng thể vội vàng mà phải thận trọng khơng có nghĩa là ngồi chờ sự chỉ đạo, mà mỗi huyện phải xây dựng mơ hình tổ chức và phương thức hoạt động của mình cho hợp lý, phù hợp với thực tiễn địa phương và tuân thủ quy định của pháp luật nhà nước. Hết sức coi trọng và đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững; nâng cao cảnh giác trước âm mưu diễn biến hồ bình của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta.
- Đề cao vai trị trách nhiệm cơng vụ của các cá nhân có thẩm quyền trong đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện
Kinh nghiệm cải cách hành chính của nhiều quốc gia trên thế giới và sự phát triển của nền hành chính hiện đại đã chỉ ra rằng vai trị cá nhân luôn được đề cao, nhất là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. Chính vì vậy việc làm rõ vai trị, trách nhiệm cơng vụ của các nhân khơng chỉ tạo cho người được giao nhiệm vụ linh hoạt, chủ động trong cơng việc mà cịn làm cho họ có trách nhiệm trong việc thực hiện các quyết định của
mình, điều này có nghĩa là làm cho hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện chủ động, sáng tạo hơn.
Thực tiễn đã chỉ ra rằng đã một thời gian dài ở nước ta do hoàn cảnh cụ thể, các hoạt động điều hành chỉ đạo của các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện theo cơ chế tập thể, cơ chế đó đã có tác dụng và mang lại hiệu quả nhất định. Nhưng sự kéo dài cơ chế đó trong tình hình hiện nay của nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự chỉ đạo phải năng động, khẩn trương thì cơ chế đó lại trở thành lực cản, khơng chỉ làm giảm tính năng động sáng tạo của cán bộ, cơng chức mà cịn khơng xác định được trách nhiệm của cá nhân trong giải quyết các công việc, đặc biệt là trong điều hành chỉ huy.
Chính vì vậy, cải cách đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nói chung, Uỷ ban nhân dân huyện nói riêng cần phải đạt đến sự xác định rõ trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu cơ quan và trách nhiệm tập thể, để sao cho các công việc quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan vẫn phải được bàn bạc tập thể và biểu quyết theo đa số, nhưng đồng thời lại làm cho người đứng đầu cơ quan phát huy được tính tự chủ, sáng tạo, năng động trong tổ chức chỉ đạo cơng việc. Chỉ có như vậy mới tạo ra những đổi mới về chất trong tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân hiện nay.