Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện ở tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân cấp huyện theo yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên (Trang 52 - 67)

- Kết quả sau tái lập tỉnh.

2.2.1. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện ở tỉnh Hưng Yên

ở tỉnh Hưng Yên

Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân là bộ phận cấu thành của Uỷ ban nhân dân, được thành lập ở cấp tỉnh và cấp huyện, vì vậy nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương nói chung hay Uỷ ban nhân dân nói riêng ở một cấp nào đó khơng thể không nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của các cơ quan này. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân tuỳ thuộc nhiều vào hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân.

* Về tổ chức các cơ quan chuyên môn.

Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân xét về bản chất là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng chuyên môn và chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân uỷ quyền và theo quy định của pháp luật, góp phần thực hiện, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực công tác từ Trung ương tới cơ sở.

Như vậy, cơ quan chun mơn có hai loại nhiệm vụ, quyền hạn, một loại phát sinh từ sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân, một loại nhận từ quyền lực cấp trên. Do đó, việc gọi các phịng, ban của Uỷ ban nhân dân huyện là các cơ quan chun mơn có phần thực sự chưa hợp lý vì trên thực tế chính những cơ quan này thực hiện khơng ít những hoạt động quản lý nhà nước. Hơn nữa, cũng phải nhận thấy rằng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hoạt động theo nhiệm kỳ, cịn các cơ quan chun mơn của Uỷ ban nhân dân mới là những cơ quan hoạt động thường xuyên bảo đảm tính liên tục của nền hành chính nhà nước. Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu cụ thể.

Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cùng cấp,

đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, tới nay qua rất nhiều các giai đoạn được thành lập dựa vào rất nhiều các văn bản khác nhau, ví dụ như: Nghị định 86-HĐBT ngày 04/8/1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên mơn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện thì các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện thời kỳ này có 25 đầu mối, trong khi đó số lượng các cơ quan chun mơn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã (cùng cấp với huyện) ít hơn nhiều (chỉ có 16 đầu mối).

Ngun nhân của tình trạng này là do: vào giai đoạn này chúng ta có quan niệm “huyện là địa bàn quan trọng để tổ chức lại sản xuất, phân công lại lao động và đi lên sản xuất lớn và xã hội chủ nghĩa”; huyện phải trở thành “pháo đài”, “đòn bẩy” cho việc phát triển kinh tế xã hội. Bộ máy chính quyền tập trung vào các nhiệm vụ: phát triển kinh tế, tổ chức tốt đời sống vật chất và văn hố, xây dựng vững chắc quốc phịng, an ninh và trật tự xã hội.

Quá trình đổi mới bắt đầu từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, năm 1986 chúng ta chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, nhiều chức năng quản lý nhà nước đã thu hẹp lại, nội dung quản lý đã thay đổi về chất, từ đó xuất hiện nhu cầu phải tổ chức lại bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương. Năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 227-HĐBT ngày 29/12/1987 về việc sắp xếp lại tổ chức, tinh giảm biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp, việc sáp nhập, giải thể các cơ quan chun mơn cấp nào thì do Uỷ ban nhân dân cấp đó quyết định, có sự tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn cấp trên. Bắt đầu từ giai đoạn này các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện giảm xuống còn từ 10 - 15 đầu mối. Nhưng việc thành lập các cơ quan

chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện khơng thống nhất, ở mỗi nơi có số lượng, tên gọi không thống nhất.

Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất trong việc thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và huyện, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2001/NĐ-CP về tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Theo Nghị định này, Uỷ ban nhân dân tỉnh có khoảng 20 cơ quan chun mơn, Uỷ ban nhân dân quận, huyện có khơng q 10 phịng, ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh có khơng q 11 phịng, thành phố (đơ thị loại 2) thuộc tỉnh không quá 12 phịng, huyện đảo khơng q 8 phịng.

Số lượng các cơ quan chuyên môn như vậy theo tôi là tương đối hợp lý so với yêu cầu quản lý địa phương trong tình hình mới, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khố VIII, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ ngành Trung ương và các địa phương rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức để tránh những chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trên cơ sở đó xác định cơ cấu, tổ chức biên chế thích hợp. Bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương đã từng bước được sắp xếp theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực.

Như vậy, về cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện sẽ khơng có mơ hình mẫu thống nhất cho mọi địa phương. Mỗi địa phương căn cứ vào tình hình cụ thể mà thành lập các cơ quan chuyên môn cho hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.

Từ năm 2001 tới nay, để thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính từ 2001 đến 2010 của Chính phủ, các cơ quan chun mơn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh cũng như cấp huyện ở các địa phương trong cả nước đang được tiếp tục cải cách, nhưng mỗi địa phương lại có cách tổ chức của

riêng mình. Điều này dẫn đến nhu cầu cần có sự xác định khung về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân.

Thực hiện Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27/3/2001 của Chính phủ, Quyết định số 46/2001/QĐ-UB ngày 18/8/2001 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện. Từ năm 2001 đến trước khi Nghị định 172/2004/NĐ-CP có hiệu lực, Ủy ban nhân dân cấp huyện ở tỉnh Hưng Yên có các cơ quan chun mơn như sau:

1. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân; 2. Phòng Tổ chức - Lao động, Xã hội;

3. Phịng Tài chính - Kế hoạch - Thương mại; 4. Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn; 5. Phịng Giao thơng - Cơng nghiệp - Xây dựng; 6. Phịng Văn hố - Thông tin - Thể thao;

7. Phòng Giáo dục - Đào tạo; 8. Phịng Địa chính;

9. Thanh tra nhà nước;

10. Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em.

Tổng biên chế các cơ quan chuyên môn là 55. Tất cả các huyện trong tỉnh cũng có các cơ quan chun mơn như trên (trừ thị xã Hưng Yên), tổng biên chế có dao động nhưng khơng nhiều, thường biên chế của huyện này hơn huyện kia từ 3-5 biên chế.

Từ thực tiễn các cơ quan chuyên môn cấp huyện ở tỉnh Hưng n tơi có những nhận xét sau:

Mơ hình hiện tại các cơ quan chun mơn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện khá gọn nhẹ, cơ bản là phù hợp, thực hiện được chức năng, nhiệm vụ được giao, ý thức trách nhiệm, kỷ luật hành chính, kỷ luật cơng vụ, năng lực chun mơn, kỹ năng hành chính của cán bộ, cơng chức các cơ quan chuyên

môn được nâng lên so với những năm trước đây. Tuy vậy, cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định:

Năng lực chuyên môn và năng lực quản lý của cán bộ, công chức thuộc cơ quan chuyên môn không đồng đều, một bộ phận không nhỏ làm trái ngành, trái nghề, các kiến thức về quản lý hành chính nhà nước khơng được thường xuyên đào tạo bồi dưỡng, đặc biệt là kiến thức về pháp luật, nên khi giải quyết các tình huống thực tiễn có yếu tố pháp lý cịn nhiều lúng túng, khơng ít trường hợp các cơ quan chuyên môn không thực hiện đầy đủ được chức năng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân. Hơn nữa, các Trưởng phịng, Phó trưởng phịng có tuổi đời khá cao, thường là từ năm mươi trở lên nên tính năng động, sáng tạo của họ cũng hạn chế (chưa kể là trình độ chun mơn của một số lãnh đạo phòng mới chỉ là Trung cấp, đơi khi cịn là Trung cấp khơng đúng chuyên ngành…).

Về biên chế, nếu so với nhu cầu địi hỏi từ thực tiễn thì biên chế các phịng chun mơn như vậy là q ít, từ đó dẫn đến tình trạng có rất nhiều cơng việc phát sinh trên địa bàn địa phương mà các cơ quan chuyên môn không nắm được để tham mưu cho Uỷ ban nhân dân ra các quyết định giải quyết thoả đáng. Ví dụ: Phịng Địa chính, Thanh tra huyện có 3 biên chế, Nơng nghiệp 4 biên chế nên không bao giờ làm hết các cơng việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Uỷ ban nhân dân. Với việc nhập Phòng Tư pháp vào thành Bộ phận Tư pháp thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thì chức năng, nhiệm vụ của phịng Tư pháp bị lấn át bởi việc phải thực thi nhiệm vụ của Văn phòng và đơi khi đây cịn là bộ phận vừa đá bóng, vừa thổi cịi nữa khi họ (Văn phịng) vừa là cơ quan soạn thảo Văn bản quy phạm pháp luật vừa là cơ quan thẩm định chúng, đây là kẽ hở của pháp luật, Chưa kể các công việc phải tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện về tuyên truyền phổ biến và giáo dục pháp luât, trợ giúp pháp lý, hộ tịch… cũng trở lên bị các công việc sự vụ lấn át (do bộ phận Tư pháp chỉ có 2

người thì 1 đã là Phó chánh văn phịng, 1 cịn lại thì khơng chỉ thực hiện nghiệp vụ mà cịn kiêm thêm cơng việc của Văn phòng nữa).

Thực hiện Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện được tổ chức thống nhất gồm 12 phòng.

Theo đặc thù của từng địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thể có các cơ quan chun mơn sau:

1. Phịng Tơn giáo; 2. Phòng Dân tộc;

3. Phịng Kinh tế có thể tách thành 2 phịng riêng, tên gọi của Phịng do Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

Số lượng các Phịng chun mơn của Uỷ ban nhân dân huyện đảo: Được bố trí khơng q 10 phịng.

Thực hiện Nghị định 172/2004/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số /QĐ-UBND ngày 15/9/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc thành lập mới và đổi tên các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân các huyện. Từ năm 2005 đến trước khi Nghị định 14/2008/NĐ-CP có hiệu lực, Ủy ban nhân dân cấp huyện ở tỉnh Hưng n có các cơ quan chun mơn như sau:

1. Phịng Nội vụ - Lao động - Thương binh và xã hội; 2. Phòng Giáo dục;

3. Phòng Văn hố - Thơng tin - Thể thao; 4. Phịng Tài chính - Kế hoạch;

5. Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn; 6. Phịng Tài ngun và Mơi trường;

8. Phòng Kinh tế;

9. Phòng Hạ tầng kinh tế; 10. Thanh tra huyện;

11. Uỷ ban Dân số - Gia đình và trẻ em;

12. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

Đến năm 2006, thực hiện Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện được thành lập thêm Phòng Y tế. Như vậy, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có 13 cơ quan chuyên môn.

Để đáp yêu cầu ngày càng cao của Chương trình cải cách hành chính và thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá X; với nguyên tắc bảo đảm bao quát, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và đảm bảo tính thống nhất, thơng suốt về quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở. Từ ngày 01/4/2008 thực hiện Nghị định 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Quyết định số 469/QĐ-UBND ngày 12/4/2008 của Uỷ ban nhân tỉnh Hưng Yên thì Uỷ ban nhân dân huyện gồm các cơ quan chun mơn sau:

1. Phịng Nội vụ;

2. Phòng Lao động - Thương binh và xã hội; 3. Phòng Giáo dục - Đào tạo;

4. Phịng Văn hố và Thơng tin; 5. Phịng Tài chính - Kế hoạch;

6. Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn; 7. Phịng Tài ngun và Mơi trường;

8. Phịng Tư pháp; 9. Phịng Cơng thương; 10. Thanh tra huyện; 11. Phòng Y tế;

12. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

Ủy ban nhân dân thị xã Hưng Yên gồm các cơ quan chuyên môn sau: 1. Phòng Nội vụ;

2. Phòng Lao động - Thương binh và xã hội; 3. Phòng Giáo dục - Đào tạo;

4. Phòng Văn hố và Thơng tin; 5. Phịng Tài chính - Kế hoạch; 6. Phịng Kinh tế;

7. Phịng Tài ngun và Mơi trường; 8. Phịng Tư pháp;

9. Phịng Quản lý đơ thị; 10. Thanh tra huyện; 11. Phòng Y tế;

12. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

Đánh giá từ hoạt động thực tiễn của các cơ quan này sau khi được thành lập theo Nghị định 14/2008/NĐ-CP và thực tiễn tình hình phát triển kinh tế xã hội của các huyện thuộc tỉnh Hưng n thì khơng nên áp dựng một cách cứng nhắc các quy định của Nghị định này cho tất cả các huyện mà phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện cụ thể của từng huyện để xây dựng mơ hình các cơ quan chun môn cho phù hợp để vừa đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương cũng như nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên địa bàn cụ thể như nên thành lập Phịng Quản lý đơ thị ở huyện Mỹ Hào vì các lý do sau:

- Quy định tại điểm 3, Điều 8, Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ thì: Đối với các huyện có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hố cao, đang có định hướng phát triển thành thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì có thể áp dụng mơ hình tổ chức phịng chun mơn như quy định đối với các

thị xã, thành phố thuộc tỉnh (khơng có phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn và phịng Cơng thương mà thay vào đó là Phịng Kinh tế và phịng Quản lý đô thị).

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVI đã khẳng định việc xây dựng Phố Nối thành thị xã Công nghiệp vào năm 2010 và Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVII đã đặt ra nhiệm vụ xây

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân cấp huyện theo yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên (Trang 52 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w