Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 114 - 118)

Kinh tế Công nghiệp HUYỆN MỎ CÀY, BẾN TRE

3.2.6.Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

động viên để đội ngũ GVCN toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

3.2.6. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhàtrường. trường.

3.2.6.1. Mục tiêu của giải pháp.

Pháp luật và đạo đức có sự thống nhất với nhau ở mục tiêu và chức năng là điều chỉnh hành vi của con người để đảm bảo hoạt động bình thường của cá nhân và toàn xã hội. Vi phạm pháp luật tức là vi phạm đạo đức. Giáo dục pháp luật cho học sinh cũng là để bảo vệ giá trị đạo đức và nâng cao đạo đức con người.Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật, ý thức pháp luật cho cán bộ, giáo viên, học sinh là góp phần ổn định môi trường giáo dục, tăng cường hiệu quả quản lý trường học.

Qua việc tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường, làm cho CB-GV-NV và học sinh hiểu được như thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý, biết cách thực hiện pháp luật, có thái độ tôn trọng pháp luật, ủng hộ bảo vệ những hành vi thực hiện đúng pháp luật, phê phán những hành vi trái pháp luật. Vận động mọi người xung quanh sống và làm theo pháp luật tức là bảo vệ và nâng cao giá trị đạo đức.

3.2.6.2. Nội dung của giải pháp.

- Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật trong CB-GV-NV và học sinh toàn trường, biết đánh giá các hành vi xử sự của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực của pháp luật, tăng tính tự giác sống, học tập và làm theo pháp luật.

- Tập trung vào các nội dung cơ bản như quyền và nghĩa vụ của công dân; lý luận cơ bản về pháp luật phục vụ cho việc tìm hiểu và thực hiện pháp luật.

- Quán triệt các quy định pháp luật liên quan đến học tập, rèn luyện của học sinh trong đó tập trung vào các quy định về quyền và nghĩa vụ của người học, thi cử, khen thưởng, kỷ luật... nhằm thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả cuộc vận động “Hai không” trong nhà trường.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bảo vệ môi trường, phòng chống tham nhũng và các quy định cụ thể liên quan đến cuộc sống, làm việc và học tập của các thành viên trong nhà trường.

- Xây dựng tủ sách pháp luật có chất lượng, đủ số lượng các văn bản luật.

- Thành lập tổ công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường để phổ biến các văn bản luật, tư vấn các vấn đề về pháp luật cho CB-GV-NV và học sinh.

- Kết hợp với các cơ quan chức năng trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh với các hình thức phong phú.

3.2.6.3. Cách tiến hành giải pháp.

- Đối với Hiệu trưởng.

+ Quán triệt trong CB-GV-NV và học sinh toàn trường về ý thức công dân, tôn trọng và làm theo pháp luật, lưu ý những văn bản luật hiện hành có liên quan thường xuyên đến nhà trường, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật. Cập nhật các văn bản mới và thông báo những văn bản hết hiệu lực.

+ Xây dựng kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật cụ thể trên cơ sở kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật của ngành GD&ĐT, các văn bản quy định về phổ biến giáo dục pháp luật và kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh, huyện, trong đó chú ý việc kiện toàn đội ngũ tham gia phổ biến giáo dục pháp luật, cử cán bộ phụ trách và bố trí kinh phí thực hiện công tác này.

+ Thành lập tổ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Tổ công tác bao gồm thành viên của Ban giám hiệu, Chi ủy, Công đoàn, Đoàn TNCS, giáo viên môn GDCD, trong đó tổ trưởng là đại diện cấp ủy hoặc ban giám hiệu.

+ Rà soát đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn giáo viên để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

+ Lựa chọn các hình thức, biện pháp phổ biến giáo dục pháp luật phong phú, hấp dẫn, tránh khô cứng. Xây dựng trang web để phổ biến giáo dục pháp luật; phát hành bản tin pháp luật; tổ chức báo cáo chuyên đề về pháp luật; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu…Xây dựng tủ sách pháp luật có đủ các loại sách báo, tài liệu pháp lý phục vụ dạy học, nghiên cứu.

+ Kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm về phổ biến giáo dục pháp luật . - Đối với CB-GV-NV nhà trường.

+ Tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc các văn bản luật được triển khai, gương mẫu chấp hành luật pháp nơi công tác và cư trú.

+ Việc thực hiện pháp luật cộng với tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình của đội ngũ là nhân tố cơ bản để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, là tiền đề để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; mỗi CBGV là những công dân mẫu mực trong cơ quan, ở các khu dân cư; là nòng cốt trong phong trào xây dựng cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa, khối phố, thôn xã văn hóa.

+ Sẵn sàng làm người tư vấn các vấn đề pháp luật cho học sinh. Các GVCN, giáo viên dạy GDCD thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện nội quy nhà trường, không có hành vi vi phạm pháp luật, tránh xa các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, đánh nhau, gây mất trật tự xã hội, vi phạm luật giao thông… GVCN là người bạn lớn của học sinh, là người gần gũi và đáng tin cậy, có điều kiện thuận lợi để giáo dục pháp luật cho các em.

+ Trong giao ước thi đua đầu năm học, CB-GV-NV cam kết không vi phạm pháp luật, trước hết là kế hoạch hóa gia đình, không sinh con thứ 3, không vi phạm luật giao thông và các tệ nạn xã hội.

- Sự phối hợp với các ngành chức năng.

+ Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường với các ngành chức năng trong bồi dưỡng, giáo dục pháp luật; giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật cho học sinh. Mời cán bộ tuyên giáo, cảnh sát giao thông, cán bộ tư pháp, trung tâm dân số... tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, mà trọng tâm là an toàn giao thông, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật hôn nhân gia đình, Luật phòng chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, về sức khỏe sinh sản vị thành niên...

+ Cơ quan chức năng tích cực hỗ trợ nhà trường trong việc ngăn chặn, răn đe và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường.

+ Phối hợp với Ban đại diện CMHS và các xã có học sinh theo học, tổ chức hội nghị an ninh học đường, thành phần là Ban đại diện CMHS, lãnh đạo UBND các xã có học sinh theo học tại trường, đại diện công an huyện, các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường. Hội nghị này sẽ là cầu nối giữa nhà trường gia đình và xã hội trong công tác giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức cho học sinh; có phương án giáo dục, ngăn chặn không để đối tượng xấu lôi kéo các em mắc vào tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật.

+ Phối hợp với các lực lượng để tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường học bằng các hoạt động cụ thể, như: các cuộc thi tìm hiểu, viết tiểu phẩm tuyên truyền, ngoại khóa... về tác hại của ma tuý và cách phòng ngừa, thi tìm hiểu về Luật giao thông đường bộ, phát động tháng an toàn giao thông.

+ Thường xuyên làm tốt công tác thi đua khen thưởng, chú ý các tập thể, cá nhân thực hiện tốt nội quy nhà trường, trật tự an toàn xã hội.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện giải pháp.

Hiệu trưởng trực tiếp xây dựng kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong và ngoài nhà trường, đầu tư kinh phí thích đáng cho hoạt động này.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 114 - 118)