Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh trong nhà trường 1 Mục tiêu của giải pháp.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 97 - 99)

Kinh tế Công nghiệp HUYỆN MỎ CÀY, BẾN TRE

3.2.2. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh trong nhà trường 1 Mục tiêu của giải pháp.

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp.

Nhà trường là một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Giáo dục nhà trường đã khai thác có chọn lọc những tác động tích cực và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và xã hội, tạo ra một môi trường sư phạm lành mạnh. Chính môi trường sư phạm lành mạnh được nhà trường tạo ra đã quay lại hỗ trợ cho

giáo dục, góp phần quan trọng vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ theo định hướng đã được xác định.

Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh là xây dựng môi trường giáo dục, xây dựng cảnh quan, môi trường sư phạm thân thiện với học sinh, để nhà trường thật sự là “nhà trường”, là ngôi nhà thứ hai của các em và tự đúng nghĩa của nó là mang yếu tố giáo dục, để mỗi ngày đến trường là một niềm vui đối với các em.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp.

- Xây dựng tập thể sư phạm gương mẫu, đoàn kết, thống nhất, yêu nghề và thương yêu học sinh.

- Chú ý xây dựng khung cảnh nhà trường khang trang, sạch sẽ, trường ra trường, lớp ra lớp. Sắp xếp, chỉnh trang bộ mặt, khung cảnh của nhà trường làm sao cho toàn trường đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Mỗi một công trình xây dựng trong nhà trường đều mang tính giáo dục, tác động đến tình cảm thẩm mỹ, đến lòng yêu trường, yêu lớp của học sinh, tạo cho học sinh có cảm giác thoải mái khi học tập cũng như tham gia các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Các em sẽ cảm thấy có sự gắn bó thân thiết với ngôi trường thân yêu, có ý thức bảo vệ, gìn giữ.

- Chú trọng xây dựng nền nếp sinh hoạt tốt, tạo nên bầu không khí giáo dục trong toàn trường và ở mỗi lớp học, hình thành nên một phong cách sinh hoạt của nhà trường. Đó là một nhà trường có nề nếp tốt: trật tự, vệ sinh, ngăn nắp, nghiêm túc; có dư luận tập thể tốt, ủng hộ cái tốt, cái tiến bộ, phê phán cái sai, cái lạc hậu, có phong trào thi đua sôi nổi đúng thực chất, có ý nghĩa giáo dục rõ rệt.

- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhà trường: giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau. Các mối quan hệ phải thực sự đúng mực, hài hòa. GV tận tụy với công việc, thương yêu và tôn trọng học sinh. Học sinh lễ phép, biết yêu mến và tin tưởng thầy cô; đối với nhau thì đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, không oán ghét, đánh nhau, không nói tục chửi

thề; không tham gia vào tệ nạn xã hội, không vi phạm trật tự xã hội, an toàn giao thông;

xây dựng nhà trường không có bạo lực học đường.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w