Cách tiến hành giải pháp.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 97)

Kinh tế Công nghiệp HUYỆN MỎ CÀY, BẾN TRE

3.2.1.3.Cách tiến hành giải pháp.

+ Đối với Hiệu trưởng và cán bộ quản lý của nhà trường.

- Phải nắm vững các văn bản của cấp trên về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, quán triệt trong CB-GV-NV, học sinh và CMHS một cách đầy đủ, kịp thời; chỉ đạo, vận động các lực lượng trong nhà trường cùng tham gia thực hiện công tác này có hiệu quả hơn.

- Xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức học sinh cho cả năm học đảm bảo tính khả thi. Muốn vậy Hiệu trưởng phải nắm vững thực trạng đạo đức của học sinh, nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, chất lượng giáo dục của nhà trường, những thuận lợi và khó khăn, những mặt mạnh và yếu, những biện pháp quản lý đã thực hiện; nắm vững về đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp. Kết hợp với GVCN và Đoàn TNCS trong nội dung này.

- Tổ chức hội thảo, hội nghị về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, bố trí hợp lý về thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức và cách thức tiến hành. Thành phần tham dự gồm CB-GV-NV, Ban đại diện CMHS; đại diện chính quyền địa phương và các đoàn thể. Qua đó đề ra được những hình thức và giải pháp thích hợp để giáo dục và quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường. Tổ chức Hội nghị cán bộ công chức đầu năm học, ký giao ước thi đua giữa Hiệu

trưởng, Chủ tịch Công đoàn và CB-GV-NV nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

- Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn nhà trường tổ chức tốt các cuộc vận động phong trào thi đua trong năm học như cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo”, tiếp tục nâng cao công tác quản lý và chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Nhà trường cần trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về đạo đức, chuẩn mực đạo đức mà xã hội yêu cầu cũng như nhận thức được những giá trị về đạo đức, những quan điểm về đạo đức; vị trí, vai trò, chức năng của đạo đức trong đời sống; phương pháp rèn luyện và tu dưỡng đạo đức; ý thức chấp hành nội quy trong nhà trường, thực hiện chính sách pháp luật nhà nước, nhiệm vụ của học sinh theo Điều lệ trường trung học, Luật giáo dục. Những nội dung này phải được chuyển tải đến học sinh một cách mềm dẻo, linh hoạt, tránh khô cứng, máy móc.Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, được tiến hành trong các buổi chào cờ đầu tuần; trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm; trong giảng dạy môn GDCD và các môn văn hóa khác.

+ Đối với Đoàn thanh niên.

Phải nắm bắt kịp thời chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước; các kế hoạch, chương trình hành động của Đoàn cấp trên để xây dựng chương trình hành động trong năm học với nội dung và hình thức sinh hoạt thiết thực, hấp dẫn đoàn viên, thanh niên nhằm góp phần tích cực giáo dục đạo đức cho học sinh.

+ Đối với giáo viên phải có ý thức trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua công tác giảng dạy, đồng thời gương mẫu trong lời nói, việc làm, mẫu mực trong ứng xử, giao tiếp. Đối với GVCN, là người có vai trò rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, phải có nhận thức đúng đắn về mục tiêu giáo dục hiện nay với tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình và biết vận

dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh. GVCN phải thường xuyên lưu ý, nhắc nhở học sinh; kịp thời phổ biến và quán triệt trong học sinh về chỉ đạo của ngành và nhà trường.

+ Đối với cha mẹ học sinh.

Hiệu trưởng có kế hoạch tổ chức họp CMHS vào đầu năm học (cũng như giữa năm và cuối năm). Một trong những nội dung quan trọng trong các cuộc họp này là sự phối hợp giữa nhà trường và CMHS để giáo dục đạo đức cho học sinh, triển khai những văn bản có liên quan đến công tác giáo dục đạo đức, cung cấp thêm một số kiến thức về những vấn đề tâm lý lứa tuổi và phương pháp để giáo dục con cái. Qua đó làm cho CMHS hiểu rằng nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của toàn xã hội, trong đó có vai trò rất to lớn và quan trọng của gia đình.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 97)