2.2.2.1.Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn thực hiện giáo dục đạo đức:

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 56)

cụ thể. Bên cạnh đó,thời gian xây dựng kế hoạch chưa hợp lý, thường trễ hơn so với thời gian bắt đầu năm học.

Đối chiếu với số liệu khảo sát ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng ý kiến đánh giá ở nhóm đối tượng CBQL có độ tin cậy khá cao , phản ánh sát đúng với thực trạng. Dựa trên kết quả khảo sát và quan sát thực tế các kế hoạch, chúng tôi có thể kết luận:việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức luôn được các trường quan tâm thực hiện, tuy nhiên nội dung kế hoạch chưa cụ thể nên tính khả thi chưa cao.

2.2.2. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức:

2.2.2.1.Chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn thực hiện giáo dục đạo đức: dục đạo đức:

Thực trạng việc chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện giáo dục đạo đức được trình bày ở bảng số liệu khảo sát dưới đây:

Bảng2.2: Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện giáo dục đạo đức: Hiệu quả thực hiện CBQL GVCN Tần số Tỉ lệ Tần số Tỉ lệ Tốt 10 52.6 37 38.9 Khá 7 36.8 51 53.7 TB 2 10.5 7 7.4 Điểm TB 3.42 3.32 ĐLC .692 .606

Levene’s Test for Kiểm định t Equal variances assumed

Equal variances not assumed

Sig .000 .000 .000

Số liệu trên cho thấy CBQL và GVCN cùng đánh giá công tác chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn thực hiện giáo dục đạo đức đạt mức độ khá (Điểm trung bình: 3.42; 3.32), tuy nhiên kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa trị trung bình của 2 nhóm đối tượng (Sig <0.05) .Tỉ lệ ở các mức độ đánh giá của 2 nhóm đối tượng chưa có sự thống nhất cao.CBQL tập trung nhiều ở mức độ tốt (52.6%), 53.7% GVCN đánh giá khá .Sự khác biệt về nhiệm vụ và kinh nghiệm thực tiễn của 2 nhóm đối tượng trên có ảnh hưởng đến quan điểm, cách nhận xét, đánh giá hiệu quả công tác này.

Để tìm hiểu sâu hơn về công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng ở bộ phận này, chúng tôi đã tiến hành trao đổi trực tiếp với 6 giáo viên ở các trường trong huyện, được biết :Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy bộ môn đặc biệt là các bộ môn khoa học xã hội (môn giáo dục công dân, ngữ văn ,lịch sử...) bằng các hình thức như tích hợp , giáo dục lồng ghép và qua các hoạt động chuyên đề chuyên môn , qua đó giáo dục ý thức, thái độ , hành vi đúng đắn cho học sinh.

Tuy nhiên , một số trường chưa quan tâm nhiều đến các môn khoa học tự nhiên vì cho rằng các môn học này ít có vai trò trong việc giáo dục đạo đức. Đối với bộ môn Giáo dục công dân cũng chưa được quan tâm đúng mức với vai trò then chốt trong việc GD đạo đức thông qua môn học. Phần lớn các trường đều xem đây là môn học phụ nên việc kiểm tra , đánh giá giáo viên thực hiện nhiệm vụ GD đạo đức qua môn học cũng chưa được thường xuyên.Qua tìm hiểu về thái độ của HS đối với môn học này,giáo viên cho biết phần đông HS đều không thích học môn này. Nguyên nhân chủ yếu có thể xuất phát từ những vấn đề sau:

- Việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên ở môn GDCD cũng còn hạn chế nên chưa thật sự thu hút HS, chưa tạo được niềm yêu thích , đam mê khi học môn này.

-Do xu thế chọn nghề của HS trong tương lai, phần lớn các em cho đây là môn học không quan trọng vì không có thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học , cao đẳng nên không đầu tư cho môn học này.

-Công tác GD tư tưởng cho HS còn hạn chế nên tình trạng HS học lệch, xem nhẹ các môn khoa học xã hội mà đặc biệt là môn GDCD vẫn còn phổ biến.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, tác giả nhận thấy công tác chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn thực hiện giáo dục đạo đức thông qua môn học đạt hiệu quả chưa cao, đòi hỏi nhà quản lý phải quan tâm nhiều hơn nữa trong thời gian tới .

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 56)