Các con đường, phương tiện và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh:

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 36)

đức cho học sinh:

-Đạo đức tồn tại trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống con người. Nó có thể tồn tại ở dạng ý thức xã hội bao gồm các tri thức, khái niệm, chuẩn mực ,phẩm chất đạo đức, các xúc cảm, tình cảm và các đánh giá đạo đức. Với tư cách là một mặt hoạt động xã hội, đạo đức bao gồm các hành vi đạo đức. Đó là những hành động do động cơ đạo đức thúc đẩy như làm từ thiện, giúp đỡ người khác…Nhà văn Mark Twain cho rằng : “ Những bài học về đạo đức không đến với ta qua sách vở mà qua những kinh nghiệm sống của ta ở trong đời”.Dù đạo đức tồn tại dưới hình thái nào, nếu được cá nhân ý thức đầy đủ và có định hướng đúng, biết thể hiện ,vận dụng vào các quan hệ đạo đức để có tác động đến sự hình thành mặt đạo đức của con người.Từ sự tồn tại của đạo đức như vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh có thể thực hiện bằng hai con đường cơ bản như sau:

+ Bồi dưỡng,nâng cao nhận thức đạo đức, làm phát triển ý thức công dân ở học sinh thông qua dạy học, nhất là các bộ môn có liên quan như giáo dục công dân , văn học, lịch sử…

+ Xây dựng những hành vi, thói quen đạo đức thông qua tổ chức đời sống, các hoạt động và giao lưu để thực hiện các mối quan hệ, tích luỹ kinh nghiệm đạo đức như:

* Lao động vệ sinh trường sở, hướng nghiệp.

* Hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí. * Hoạt động tham quan , du lịch, cắm trại.

* Hoạt động chính trị -xã hội, nhân đạo…

- Các phương tiện thường được sử dụng để giáo dục đạo đức cho học sinh như : các thành tựu văn hoá-nghệ thuật, các loại hình hoạt động và giao lưu của học sinh, rèn luyện trong thực tiễn đời sống, để hình thành và tích luỹ tri thức, kinh nghiệm đạo đức.

+ Phương pháp tác động vào nhận thức , tình cảm: đàm thoại, tranh luận, kể chuyện, giảng giải khuyên răn, thuyết phục, cảm hóa…

+ Phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn: giao việc, rèn luyện, tập thói quen, tạo dư luận xã hội…

+Phương pháp kích thích tình cảm và hành vi: thi đua, nêu gương, khen thưởng , trách phạt…

Khi sử dụng các phương pháp trên nhà giáo dục cần lưu ý: + Đảm bảo nguyên tắc quá trình giáo dục.

+ Bảo đảm tính mục tiêu , nội dung của giáo dục. + Phối hợp các phương pháp với nhau.

+ Hiểu hoàn cảnh và đặc điểm tâm lý đối tượng.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w