Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sơng Hồng. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội, phía Đơng giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp Thủ đơ Hà Nội. Bắc Ninh có các tuyến đường chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sơng Đuống, sơng Cầu, sơng Thái Bình, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất hàng hóa. Bắc Ninh gần Thủ đô Hà Nội, thị trường rộng lớn thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút tồn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội,... đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ.... Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ - khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. Điều này sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch.
Bắc Ninh nghèo về tài ngun khống sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, đá sa thạch trữ lượng khoảng 300.000 m3, than bùn trữ lượng khoảng 200.000 tấn. Tổng diện tích đất tự nhiên của Bắc Ninh là 82.271,12 ha, trong đó đất nơng nghiệp chiếm 59,62%, đất phi nơng nghiệp chiếm 39,68%, đất chưa sử dụng còn 0,7%. Năm 2010, dân số tỉnh Bắc Ninh là 1.038.229 người, chiếm 1,19% dân số toàn quốc.
Trong những năm qua, đặc biệt kể từ khi tái lập tỉnh (1/1/1997), tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế luôn giữ ở mức cao, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2011 vượt kế hoạch đề ra và ước tăng 16,24% so với năm 2010. Trong đó, khu vực cơng nghiệp - xây dựng tăng trưởng cao nhất, tăng 23,74%; khu vực dịch vụ tăng 9,91%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,16%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng CNH - HĐH; tỷ trọng công
nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 67,6% năm 2010 lên 70,60% năm 2011; tỷ trọng khu vực dịch vụ giảm từ 22,50% năm 2010 xuống cịn 20,80% năm 2011; tỷ trọng khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 9,9% năm 2010 xuống còn 8,6% năm 2011.
Để thúc đẩy công nghiệp trên địa bàn phát triển, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện một số biện pháp đáng chú ý sau:
- Về định hướng phát triển công nghiệp: Trong những năm qua, tỉnh Bắc
Ninh đã thực hiện chính sách thúc đẩy phát triển cơng nghiệp trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế về vị trí địa lý của một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm; xác định phát triển công nghiệp là trọng tâm trong phát triển kinh tế, "thực hiện xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung, các khu công nghiệp làng nghề là khâu đột phá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh", xác định ngành cơng nghiệp mũi nhọn là điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến cơng nghệ cao và xác lập mơ hình cơng nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghệ cao, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.
- Về nguồn vốn, nguồn lực lao động, đầu tư kết cấu hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp, cải cách hành chính và chính sách ưu đãi đầu tư: Bắc
Ninh tập trung vào phát triển các nguồn lực cho công nghiệp.
Về cơ sở đào tạo và lao động, Bắc Ninh hiện có 07 trường đại học, 10 trường cao đẳng, 08 trường trung học dạy nghề và nhiều cơ sở giáo dục có quy mơ lớn, chất lượng khá. Trong tỉnh hiện có 563.219 lao động, trong đó đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề phát triển khá nhanh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 45,0% so với tổng số lao động. Bắc Ninh đã thực hiện chính sách ưu đãi, sử dụng, thu hút nhân tài với các mức hỗ trợ cụ thể.
Bắc Ninh chỉ đạo xây dựng và ban hành kế hoạch cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, triển khai thực hiện cơ chế "một cửa", "một đầu mối"; thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" trong đăng ký kinh doanh.
Tỉnh đã ban hành quyết định ưu đãi đầu tư ngồi các chế độ chính sách ưu đãi đầu tư quy định tại Luật khuyến khích đầu tư về giá thuê đất, miễn giảm, thời hạn nộp tiền thuê đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, ưu đãi thành lập doanh nghiệp chế xuất trong khu công nghiệp,...
Bắc Ninh đã hồn thiện quy hoạch phát triển các khu cơng nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với 15 khu công nghiệp tập trung, diện tích 6.847 ha, trong đó 9 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, các khu cơng nghiệp cịn lại đang làm thủ tục triển khai xây dựng.
Với những cải thiện đó, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bắc Ninh đạt mức khá cao và được cải thiện qua các năm, cụ thể như sau: Năm 2007 là 58,96, đứng thứ 20; năm 2008 là 59,57, đứng thứ 16; năm 2010 là 64,48, đứng thứ 6; năm 2011 là 67,27, đứng thứ 2 trên 63 tỉnh, thành phố, đây cũng là năm đầu tiên Bắc Ninh lọt vào nhóm Rất tốt; là tỉnh dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Hồng và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc bộ về môi trường kinh doanh và là tỉnh duy nhất thuộc nhóm 10 tỉnh tốt nhất liên tục thăng hạng kể từ khi xếp hạng chỉ số PCI.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, trong phát triển cơng nghiệp Bắc Ninh vẫn cịn những hạn chế sau:
- Việc xây dựng và thực hiện chính sách phát triển cơng nghiệp chưa đáp ứng địi hỏi của thực tiễn, cịn nhiều bất cập. Chính sách thu hút đầu tư và xây dựng môi trường kinh doanh chưa tạo được hiệu ứng mạnh mẽ.
- Chưa tạo được nguồn nhân lực có chất lượng và số lượng đáp ứng yêu cầu của các khu cơng nghiệp.
- Chưa có chiến lược cụ thể đối với từng ngành cơng nghiệp mũi nhọn nên các ngành công nghệ cao vẫn bị phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngồi. Trên địa bàn tỉnh cịn xảy ra tình trạng ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng.