- Vốn đầu tư của dân cư và hộ cá thể 2.172 2.603 3.120 3.500 4
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộ
- Những mặt thuận lợi:
Bắc Giang là tỉnh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Đặc biệt, Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ tạo điều kiện cho Bắc Giang phát huy được lợi thế, tiềm năng trong thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phịng, an ninh... trong đó có cơng nghiệp.
Bắc Giang có nguồn tài nguyên phong phú, một số tài nguyên khống sản có giá trị như than sẽ là nguồn năng lượng cho phát triển công nghiệp nặng. Bên cạnh đó, Bắc Giang có lực lượng lao động dồi dào - tiền đề quan trọng cho việc thu hút các dự án đầu tư có quy mơ lớn, sử dụng nhiều lao động.
- Những khó khăn:
Quy mơ nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ bé, sức cạnh tranh thấp. Tỷ lệ lao động nơng nghiệp cao hơn bình qn của cả nước; tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, chủ yếu là lao động phổ thông.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, nhất là giao thơng, thuỷ lợi. Ngồi tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 37 mới được xây dựng, phần lớn các tuyến giao thông nối với các tỉnh, thành phố lân cận và hệ thống giao thông huyết mạch từ trung tâm tỉnh đi các huyện là đường nhỏ, xuống cấp, rất khó khăn cho giao lưu hàng hóa, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế... nói chung, trong đó có cơng nghiệp.
Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, nhất là cấp cơ sở còn nhiều hạn chế; kỷ cương, kỷ luật hành chính có lúc, có nơi chưa nghiêm. Thủ tục hành chính cịn rườm rà.