Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở các tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hải Dương, có thể rút ra một số bài học vận dụng vào điều kiện cụ thể của Bắc Giang như sau:
Một là, về công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển công
nghiệp. Cần xác định rõ mục tiêu ngắn, trung và dài hạn trong phát triển công nghiệp. Chiến lược phát triển cơng nghiệp cần được cụ thể hóa thành quy hoạch phát triển các KCN, CCN tập trung gắn với các giai đoạn và mục tiêu cụ thể. Tỉnh cần thường xuyên rà soát, điểu chỉnh, bổ sung chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp cho phù hợp với tình hình chung. Cần xây dựng quy hoạch phát triển ngành kinh tế mũi nhọn mà địa phương có lợi thế, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, gây lãng phí.
Hai là, cần sớm nghiên cứu, ban hành các chính sách nhằm tạo điều
kiện cho việc thực thi có hiệu quả chính sách pháp luật về đất đai, đầu tư. Theo đó, việc xây dựng và thực thi chính sách của tỉnh phải đảm bảo sự đồng
bộ và sát thực tế hơn, giải quyết được nhiều mối quan hệ, khó khăn, vướng mắc liên quan đến phát triển cơng nghiệp như bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất,…
Ba là, về huy động nguồn lực và xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát
triển công nghiệp. Cần chú trọng tổng hợp các nguồn lực, bao gồm nguồn lực bên trong và bên ngồi, nguồn lực tài chính và phi tài chính, trong đó cần quan tâm nguồn lực bên trong cho phát triển công nghiệp một cách bền vững. Đồng thời coi trọng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - nguồn lực có tính chất quyết định đến giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong điều kiện nền kinh tế của tỉnh còn hạn chế.
Cần quan tâm quy hoạch đồng bộ các hạ tầng kỹ thuật và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tồn diện cả về giao thơng, điện, nước, các khu công nghiệp và các dịch vụ phục vụ phát triển cơng nghiệp. Trong đó cần xác định rõ các mục tiêu ưu tiên trong đầu tư kết cấu hạ tầng như: hệ thống giao thơng có chất lượng, đảm bảo thông suốt gắn với hạ tầng trong các khu công nghiệp một cách đồng bộ, đảm bảo sự đấu nối giữa hạ tầng kỹ thuật của các khu, cụm cơng nghiệp với hạ tầng kỹ thuật bên ngồi khu, cụm công nghiệp, với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, hệ thống đường thủy, đường sắt, đường không.
Bốn là, đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp. Cần đầu tư
vào giáo dục, đào tạo và nghiên cứu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo có đủ trình độ, năng lực, kỹ thuật để sử dụng thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành công nghệ cao và yêu cầu của khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong các ngành sản xuất công nghiệp hiện đại.
Năm là, giải quyết các vấn đề về môi trường trong phát triển công
nghiệp. Phát triển công nghiệp phải đi đôi với việc giải quyết ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp gây ra. Do đó, cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp.
Sáu là, cần thực hiện tốt việc cải cách hành chính, tạo lập mơi trường
kinh tế ổn định, an tồn và hiệu quả. Theo đó, cần ban hành và thực thi các chính sách thuộc thẩm quyền một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Để đạt được điều đó, tỉnh cần xây dựng, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của phát triển công nghiệp.
Chương 2