Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 32 - 33)

Hải Dương có diện tích tự nhiên là 1.662 km2,là một trong 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Đơng giáp với thành phố Hải Phịng, phía Tây giáp với tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp với tỉnh Thái Bình, phía Bắc giáp với tỉnh Bắc Giang. Với điều kiện địa lý nằm trong vành đai kinh tế Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh, Hải Dương có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội. Hải dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa với các địa phương khác, bao gồm đường thủy, đường sắt, đường bộ với 4 tuyến quốc lộ chạy qua.

Hải Dương cũng như tỉnh Bắc Ninh, về tài nguyên khoáng sản rất nghèo, chủ yếu là đất sét làm gốm sứ, nguyên vật liệu xây dựng.

Năm 2009, dân số tồn tỉnh là 1.704,9 nghìn người, số người trong độ tuổi lao động là 1.110 nghìn người.

Giai đoạn 2006 - 2010, kinh tế tỉnh Hải Dương duy trì được mức tăng trưởng khá, đạt cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 9,7%/năm (cả nước tăng 6,9%/năm), trong đó, cơng nghiệp - xây dựng tăng 11,5%/năm. Năm 2010 quy mô kinh tế (GDP theo giá thực tế) ước đạt 29.240 tỷ đồng, gấp 2,19 lần so với năm 2005.

Đến nay, Hải Dương đã quy hoạch 10 khu cơng nghiệp với tổng diện tích 2.719 ha và 5 cụm công nghiệp. Đến hết tháng 10/2008, đã thu hút 350,2 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi, trong đó cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 37 dự án (tăng 9 dự án), tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2007.

Để thúc đẩy công nghiệp phát triển, tỉnh Hải Dương đã thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có một số biện pháp đáng chú ý sau:

Về cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo: Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương đã xác

định phát triển công nghiệp là khâu then chốt cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do vậy, ngay từ đầu UBND tỉnh đã thực hiện công tác lập quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, công tác quy hoạch ngành, vùng cho phát triển công nghiệp cũng được quan tâm thực hiện.

Bên cạnh đó, Hải Dương ưu tiên xây dựng các chính sách thơng thống nhằm thu hút đầu tư vào địa bàn, đặc biệt là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tỉnh đã xác định ưu tiên phát triển công nghiệp đối với các ngành mũi nhọn, có lợi thế cạnh tranh cao, phát triển ngành cơng nghiệp cơng nghệ cao. Xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, phát triển các ngành mũi nhọn có khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w