Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 29 - 32)

Vĩnh Phúc là một tỉnh ở vùng đỉnh của châu thổ sơng Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Tun Quang và tỉnh Thái Ngun, phía Đơng và phía Nam giáp Thủ đơ Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông thuận lợi: tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Tỉnh có 4 dịng sơng chính chảy qua: sơng Hồng, sơng Lơ, sơng Phó Đáy và sơng Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.

Tỉnh Vĩnh Phúc được tái thành lập tháng 1/1997, có diện tích 1.231,76 km2, dân số 1.014.488 người, mật độ dân số trung bình 824 người/km2.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 123.176,43ha, trong đó đất nơng nghiệp là 85.781,61ha (bao gồm cả đất lâm nghiệp); đất phi nông nghiệp là 34.474,17ha; đất chưa sử dụng là 2.920,65ha.

Vĩnh Phúc có một số khống sản quý hiếm như thiếc, vàng và một số khống sản có trữ lượng đáng kể dùng cho ngành vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá vôi, đá xây dựng, đá granit (khoảng 50 triệu m3), mỏ cao lanh có trữ lượng khoảng 7 triệu tấn có thể sản xuất gốm sứ và gạch chịu lửa.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá cố định 1994) đạt tốc độ tăng bình quân 23,1%/năm, trong đó cơng nghiệp nhà nước tăng 12,2%/năm, cơng nghiệp ngồi nhà nước tăng 37,6%/năm, cơng nghiệp có vốn FDI tăng 21,5%/năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng cao do thu hút được nhiều dự án từ khu vực FDI và DDI, các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất, sản lượng các sản phẩm chủ yếu đều tăng cao.

Công nghiệp Vĩnh Phúc trong những năm qua được đặc trưng bởi một số dự án công nghiệp độc lập quy mô lớn với mơ hình tổ chức giống như những tổ hợp cơng nghiệp lớn, hiệu quả như: Toyota, Honda... và gần đây là Compal.

Song song với những dự án cơng nghiệp lớn là sự hình thành một số khu cơng nghiệp tập trung nhằm tạo điều kiện thu hút và đảm bảo hạ tầng tập trung cho các dự án công nghiệp quy mô nhỏ hơn. Gần đây, Vĩnh Phúc đã và đang hình thành những khu cơng nghiệp có quy mơ lớn (quy mơ từ 300 – 700ha) nhằm thu hút các dự án đầu tư có quy mơ lớn hơn.

Để thúc đẩy cơng nghiệp phát triển, Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều biện pháp, trong đó có một số biện pháp đáng chú ý sau:

- Về định hướng phát triển: Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc xác định lấy phát

triển công nghiệp làm nền tảng để tạo ra sự tăng trưởng cao về kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của các khu vực kinh tế khác, tạo thêm nhiều việc làm mới, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch phần lớn lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thơn sang cơng nghiệp, dịch vụ. Trên cơ sở đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã hồn thành việc lập quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh. Xác định cơ cấu công nghiệp, cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đến năm 2015, xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020, trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21.

- Về nguồn vốn, nguồn lực lao động, đầu tư kết cấu hạ tầng, xây dựng các khu cơng nghiệp, cải cách hành chính và chính sách ưu đãi đầu tư:

- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đến từng chương trình, đề án, dự án cụ thể nhằm đảm bảo phát triển công nghiệp nhanh và bền vững; coi trọng thu hút đầu tư nước ngoài, quan tâm thu hút đầu tư trong nước.

- Huy động mọi nguồn lực cho phát triển công nghiệp, tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp SXKD; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận các nguồn lực phát triển.

- Bổ sung và hoàn thiện kịp thời cơ chế quản lý và hệ thống chính sách để triển khai đồng bộ việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w