- Vốn đầu tư của dân cư và hộ cá thể 2.172 2.603 3.120 3.500 4
1 Khu vực kinh tế NN
3.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm
bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
Trong những năm đầu của giai đoạn 2013 - 2020, sản xuất công nghiệp sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế tồn cầu và trong điều kiện sản xuất công nghiệp chưa phát triển mạnh theo chiều sâu, mức độ đổi mới cơng nghệ, thiết bị cịn thấp; hầu hết
các doanh nghiệp dân doanh quy mô` nhỏ bé, năng lực quản lý, năng lực tài chính cịn yếu, phương hướng phát triển một số lĩnh vực công nghiệp trọng điểm được xác định như sau:
* Cơng nghiệp cơ khí:
- Định hướng phát triển: Tiếp tục phát triển ngành cơ khí Bắc Giang
theo hướng tập trung phục vụ các cơ sở cơng nghiệp đã có trên địa bàn như hóa chất; phân bón; chế biến nơng, lâm sản; phục vụ cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn; đồng thời tạo dựng những yếu tố mới như công nghiệp chế tạo, lắp ráp và sửa chữa ô tô; sản xuất các sản phẩm kết cấu thép, các thiết bị phi tiêu chuẩn, các máy móc phục vụ nơng nghiệp; đa dạng hóa các sản phẩm dân dụng.
- Mục tiêu phát triển: Giá trị sản xuất của ngành cơng nghiệp cơ khí
đến năm 2015 đạt 2.300 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), chiếm 19,10% giá trị sản xuất công nghiệp tồn tỉnh; tốc độ tăng trưởng bình qn 23,75%/năm. Đến năm 2020 đạt 7.900 tỷ đồng, chiếm 22,25% giá trị sản xuất công nghiệp tồn tỉnh; tăng trưởng bình qn 27,99%/năm.
* Cơng nghiệp điện tử:
- Định hướng phát triển: Đẩy mạnh thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước
ngoài vào sản xuất linh kiện điện tử và các thiết bị điện tử khác như máy tính, máy in, đồ điện tử dân dụng… nhằm tranh thủ tiềm năng về tài chính và cơng nghệ của các tập đồn điện tử, tin học lớn trên thế giới, góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp điện tử và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp.
- Mục tiêu phát triển: Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp điện tử
đến năm 2015 đạt 1.640 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), chiếm 13,62% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh; tốc độ tăng trưởng bình quân 34,71%/năm. Đến năm 2020 đạt 8.595 tỷ đồng, chiếm 24,21%, tăng trưởng bình qn 39,28%/năm.
* Cơng nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm:
- Định hướng phát triển: Phát triển theo hướng từng bước giảm dần tỷ
lệ chế biến thô đối với một số sản phẩm nông, lâm sản thông qua đầu tư các công nghệ chế biến sâu tiên tiến nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Trong giai đoạn 2011 - 2020, ngành chế biến nông, lâm sản - thực phẩm Bắc Giang tập trung vào các lĩnh vực sau:
+ Chế biến rau, quả.
+ Chế biến thực phẩm: Thịt lợn, gà. + Chế biến dược phẩm.
+ Chế biến lâm sản và sản xuất đồ gỗ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
- Mục tiêu phát triển: Phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất của
ngành theo giá cố định 1994 đạt 2.700 tỷ đồng, chiếm 22,4% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh; tốc độ tăng trưởng bình quân 26,12%/năm. Đến năm 2020 đạt 9.300 tỷ đồng, chiếm 26,2% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh, tăng trưởng bình quân 28,06%/năm.
* Cơng nghiệp hóa chất:
- Định hướng phát triển: Phát huy thế mạnh hiện có của Cơng ty trách
nhiệm hữu hạn 1 thành viên phân đạm và hóa chất Hà Bắc trong ngành hoá chất, đầu tư chiều sâu và nâng cao chất lượng sản phẩm Urê để mở rộng thị trường tiêu thụ. Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu là các sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất Urê, đầu tư thiết bị mới, sản xuất các sản phẩm hố chất cho cơng nghiệp và dân dụng. Cơng nghiệp hóa chất là ngành tiềm ẩn nhiều nguy cơ ơ nhiễm mơi trường, vì vậy đối với các cơ sở hiện có, cần đầu tư cải tạo, nâng cấp và đổi mới thiết bị công nghệ để bảo vệ môi trường; đối với các cơ sở sản xuất mới, cần tập trung trong các khu, cụm công nghiệp.
Nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất nhựa gia dụng và công nghiệp, các loại bồn chứa bằng vật liệu composit, ống nhựa...
- Mục tiêu phát triển: Giá trị sản xuất (giá cố định 1994) của ngành hóa
chất, phân bón Bắc Giang như sau:
Đến năm 2015: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.361 tỷ đồng, chiếm 19,61% tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh; tốc độ tăng trưởng bình qn đạt 25,95%/năm.
Đến năm 2020: Giá trị sản xuất cơng nghiệp đạt 5.146 tỷ đồng, chiếm 14,5% tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,85%/năm.
* Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:
- Định hướng phát triển: Trên cơ sở thế mạnh của tài ngun khống
sản làm vật liệu xây dựng, ngành cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Bắc Giang sẽ được phát triển theo hướng sản xuất một số chủng loại vật liệu xây dựng thông thường như cát, đá, sỏi, vôi... nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường; đồng thời sản xuất một số chủng loại vật liệu xây dựng mới có chất lượng cao phục vụ thị trường trong và ngồi nước, cụ thể:
- Duy trì năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất gạch ngói nung hiện có; đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất đối với các cơ sở sản xuất gạch ngói nung theo cơng nghệ lị Tuynel và các cơng nghệ tiên tiến hơn; không gia hạn đầu tư để dần loại bỏ các cơ sở sản xuất gạch ngói nung theo cơng nghệ cũ, lạc hậu (lị VSBK, lò vòng, hoffman).
- Phát triển sản xuất gạch không nung, đưa tỷ lệ gạch không nung đến năm 2020 đáp ứng 45 - 50% nhu cầu vật liệu xây dựng của tỉnh. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các sản phẩm VLXD mới như gạch ốp lát, granit, Ceramic; vật liệu Composite, kính, ván nhân tạo, các loại vật liệu trang trí, hồn thiện, vật liệu có khả năng thay thế các loại vật liệu thông dụng...
- Mục tiêu phát triển: Phấn đấu đến năm 2015, giá trị sản xuất ngành
vật liệu xây dựng đạt 1.000 tỷ đồng, tăng bình quân 18,8%/năm, chiếm tỷ trọng 8,3% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh. Đến năm 2020 đạt 1.618 tỷ đồng, tăng bình quân 10,1%/năm, chiếm tỷ trọng 4,6% giá trị sản xuất công nghiệp tồn tỉnh.
* Cơng nghiệp dệt may, da giầy:
- Định hướng phát triển:
Đối với công nghiệp may mặc: Tiếp tục phát triển ngành công nghiệp
may mặc một cách hợp lý tại các huyện theo hướng phục vụ thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
Khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân hình thành các cơ sở cơng nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn của tỉnh đã có chỗ đứng trên thị trường. Dần dần hình thành hệ thống cơng nghiệp phụ trợ may mặc cho các tỉnh, thành phố lớn trong khu vực Bắc bộ.
Đối với công nghiệp da giầy: Trước mắt có thể phát triển ngành này
theo hướng làm gia công cho các doanh nghiệp sản xuất giầy, dép của thành phố Hà Nội. Về lâu dài sẽ hướng vào sản xuất 3 nhóm sản phẩm chính là giầy thể thao, giầy dép da và túi, cặp.
- Mục tiêu phát triển: Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định
1994) ngành dệt may - da giầy đến năm 2015 đạt 834 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,9% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tăng trưởng bình quân 12,15%/năm. Đến năm 2020 đạt 1.267 tỷ đồng, tăng bình quân 8,7%/năm, chiếm tỷ trọng 3,6% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh.
* Công nghiệp khai thác mỏ:
- Định hướng phát triển: Tập trung tối đa các nguồn lực thực hiện tốt
các dự án khai thác, chế biến khoáng sản đối với các mỏ lớn nhằm tạo sự đột phá trong phát triển ngành khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Coi trọng bảo vệ môi trường; quản lý chặt tài nguyên; chăm lo chu đáo đời sống của công nhân; phát triển kịp thời nguồn nhân lực (kiến thức về thị trường, trình độ kinh doanh cho cán bộ quản lý, tay nghề cho công nhân...). Tăng cường chế biến sâu khoáng sản, hạn chế xuất khẩu khống sản thơ, đảm bảo khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.
- Mục tiêu phát triển: Giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) của
ngành khai thác và chế biến khoáng sản đến năm 2015 đạt 187 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,55% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh; tăng trưởng bình quân 26,17%/năm. Đến năm 2020 đạt 334 tỷ đồng, tăng bình quân 12,3%/năm, chiếm tỷ trọng 0,94% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh.
* Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước:
- Định hướng phát triển:
Công nghiệp sản xuất, phân phối điện: Tập trung phát triển thế mạnh
sẵn có về tiềm năng nhiệt điện than, đồng thời tận dụng nguồn thuỷ điện nhỏ, các dạng năng lượng có thể khai thác khác như sinh khối, năng lượng mặt trời để cung cấp điện tại chỗ cho dân cư khu vực điện lưới không thể vươn tới.
Phát huy tối đa hiệu quả kinh tế của mạng điện hiện có; ưu tiên cấp điện bằng nguồn, lưới điện riêng đối với các khu, cụm công nghiệp.
Công nghiệp sản xuất, phân phối nước: Đảm bảo cung cấp đủ nước
sạch theo tiêu chuẩn tối thiểu cho các hộ dân cư, cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh; trước hết là ở thành phố, các thị trấn, huyện lỵ nơi tập trung mật độ dân cư lớn. Thực hiện chương trình nước sạch quốc gia, hỗ trợ nước sinh hoạt cho các hộ dân nghèo nông thôn, vùng cao gặp khó khăn về nước sinh hoạt. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực này, đầu tư ở mức độ thích đáng cho hệ thống cấp thoát nước của thành phố và thị trấn.
- Mục tiêu phát triển: Giá trị sản xuất (theo giá cố định 1994) của
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,5% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh; tăng trưởng bình quân 39,76%/năm. Đến năm 2020 đạt 2.074 tỷ đồng, tăng bình quân 12,73%/năm, chiếm tỷ trọng 5,8% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn tỉnh.