Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 69 - 71)

- Vốn đầu tư của dân cư và hộ cá thể 2.172 2.603 3.120 3.500 4

1 Khu vực kinh tế NN

2.3.2.1. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực nói trên, cơng nghiệp tỉnh Bắc Giang cịn có những mặt hạn chế đáng chú ý sau:

- Cơng nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá song chưa bền vững. Công nghiệp chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng, giá trị gia tăng trong đơn vị sản phẩm thấp.

- Số lượng cơ sở công nghiệp trên địa bàn khá lớn, nhưng chủ yếu là loại hình hộ sản xuất - kinh doanh (chiếm 97,5%). Loại hình doanh nghiệp mới chiếm 2%, và phần lớn có quy mơ nhỏ, năng lực tài chính, năng lực quản lý hạn chế, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất - kinh doanh chưa cao; số doanh nghiệp có đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh chưa nhiều.

- Phần lớn lao động cơng nghiệp là lao động phổ thơng, có chất lượng thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất; thiếu lao động có kỹ năng, có trình độ. Mặc dù có thu nhập cao hơn khu vực sản xuất nông nghiệp, song phần lớn lao động trong các khu, cụm cơng nghiệp cịn gặp rất nhiều khó khăn về nhà ở, phương tiện đi lại, điều kiện để vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu tình cảm.

- Chất lượng và sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm cơng nghiệp cịn yếu; ít sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm có thương hiệu, chất lượng cao. Sản phẩm công nghiệp địa phương chủ yếu được tiêu thụ trên thị trường tỉnh và các địa phương lân cận; một số sản phẩm được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, song phần lớn là sản phẩm gia cơng, có giá trị gia tăng thấp.

- Việc đổi mới công nghệ, thiết bị trong sản xuất cơng nghiệp cịn hạn chế. Ngồi một số doanh nghiệp đầu tư mới có trình độ cơng nghệ được đánh giá ở mức khá, phần lớn các cơ sở cơng nghiệp trên địa bàn có trình độ cơng nghệ được đánh giá ở mức trung bình và dưới trung bình.

- Tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký của các dự án công nghiệp đạt thấp, đặc biệt, một số dự án công nghiệp lớn đăng ký đầu tư vào địa bàn song

chưa triển khai đầu tư hoặc đầu tư cầm chừng, như các dự án cơ khí tàu thủy của Tập đồn Vinashin; dự án nhà máy xi măng Bố Hạ; dự án đầu tư các nhà máy sản xuất, lắp ráp điện tử tại Khu cơng nghiệp Vân Trung của Tập đồn Hồng Hải (Đài Loan)...

- Một số dự án được giao đất nhưng đầu tư khơng hiệu quả, đầu tư sai mục đích, sử dụng đất lãng phí...

- Việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động tại một số doanh nghiệp, đặc biệt là tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, cịn thiếu nghiêm túc và mang tính hình thức: Một số doanh nghiệp khơng tuân thủ quy định về ký kết hợp đồng lao động; chưa thực hiện đúng chế độ về tiền lương, bảo hiểm, thời gian lao động... đối với người lao động.

- Việc thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn tại các khu, cụm công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn còn nhiều bất cập. Việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của các dự án sản xuất cơng nghiệp khi đi vào hoạt động cịn hạn chế.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w