GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠ

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHÁT TÀI TỈNH HẬU GIANG (Trang 77)

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ PHÁT TÀI

5.2.1 Giải pháp giúp tăng doanh thu

Thường xuyên theo dõi, nghiên cứu tìm hiểu thị trường. Thực hiện các chính sách khuyến mãi và cần bổ sung thêm chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là những khách hàng lớn và lâu tốt nhất theo khuôn mẫu giá thị trường của Công ty Heineken đưa ra nhằm gia tăng sản lượng bán ra. Nếu có các chính sách chiết khấu thương mại, ưu đãi tốt cho khách hàng thì sẽ kích thích được sức mua của họ nhiều hơn.

Đồng thời, Phát Tài cũng cần một khoảng chiết khấu thanh toán khoảng 2% khi thanh toán trước, nhập hàng sau để tăng doanh thu tài chính.

Thường xuyên theo dõi chăm sóc khách hàng, quan tâm đến việc nhập xuất của các đại lý nhằm nắm được tình hình mua bán các sản phẩm bia từ hãng khác của các đại lý, quán ăn, nhà hàng.

Tiếp tục duy trì và tăng cường cơ hội hợp tác với nhiều đại lý, quán ăn, nhà hàng đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập giúp Công ty mở rộng kênh phân phối.

Chính sách Marketing cần được Cơng ty quan tâm và chú trọng. Khai thác các tiềm năng như thị trường, khách hàng,... có năng lực lớn. Thu thập ý kiến của khách hàng để kịp thời nắm bắt sự thay đổi của thị trường, từ đó có những chính sách điều chỉnh phù hợp kịp thích nghi với thị trường.

5.2.2 Giải pháp giúp giảm chi phí cho Cơng ty

Như chúng ta đã biết tỷ lệ tình trạng lãng phí, thất thốt trong doanh nghiệp rất lớn. Đó là tình trạng chung của các doanh nghiệp và điều đó đã đặt ra cho Cơng ty là phải sử dụng chi phí hợp lí, tránh lãng phí, phải làm sao tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, có như vậy lợi nhuận mới tăng lên, để đạt được điều này Công ty cần phải :

- Giá vốn hàng bán chiếm tỉ trọng quá cao so với doanh thu, cận sát với giá bán thị trường nên Phát Tài cần phải đàm phán, thương lượng với phía nhà cung cấp là cơng ty Heineken về giá đầu vào ở vị thế là một nhà phân phối độc quyền và duy nhất ở khu vực Hậu Giang.

68

- Dự báo cung cầu thị trường để trữ hàng, nhập hàng đúng thời điểm, đúng sản lượng để được chiết khấu tốt nhất, khơng tốn nhiều chi phí đặt hàng. Thị trường tiêu dùng biến động bất thường, công ty phải đối mặt với sức ép từ nhà cung cấp bởi khi nhu cầu thị trường tăng cao thường xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa, nhà cung cấp chậm trễ giao hàng. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ hàng hóa cũng tác động đến giá vốn khơng kém, vì nếu tình hình tiêu thụ ổn định thì cơng ty có thể dễ dàng lựa chọn số lượng, thời gian đặt hàng phù hợp, đảm bảo đủ hàng hóa tồn kho nhầm tiết kiệm chi phí. Nhưng khi tình hình tiêu thụ sụt giảm, biến động bất thường thì khó xác định thời gian đặt hàng phù hợp, sản lượng đặt hàng giảm, mức chiết khấu thay đổi sẽ tác động đến giá vốn hàng bán tăng trong khi giá bán không phải cơng ty muốn tăng là được. Vì giá bán hồn tồn dựa trên giá của Cơng ty Heineken và bảng giá gương mẫu, khơng phá giá, nếu có chênh lệch so với các NPP khác thì cũng chỉ rất ít, tuân thủ đúng quy định và thỏa thuận với phía Heineken.

- Cơng ty cần duy trì cơng tác phân tích thực tế quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh, theo định kỳ hoặc hàng năm đánh giá lại tình hình quản lý, sử dụng chi phí. Xây dựng kế hoạch chi phí cụ thể, quản lý chặt chẽ chi phí, định kỳ lập báo cáo về tình hình chi phí thực tế so với kế hoạch.

- Bộ phận kế tốn của Cơng ty cần phân rõ chi phí quản lý kinh doanh thành hai khoản mục: chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh để lãnh đạo theo dõi sát hơn từ đó kịp thời điều chỉnh chi phí cho hai bộ phận chính xác và hợp lý hơn.

- Quản lý, phân bổ tài sản, trang thiết bị văn phịng hợp lí nhằm giảm chi phí sửa chữa, mua sắm. Đồng thời thực hiện tốt quy định tiết kiệm điện, nước của Cơng ty để giảm chi phí.

- Ngồi ra, Cơng ty phải cần quan tâm đến mức tiêu thụ nhiên liệu xăng dầu trong quá trình vận chuyển hàng hóa, nhằm tránh các phát sinh tiêu cực không mong muốn

- Công ty hoạt động không thể tránh khỏi nhu cầu vay vốn để mở rộng trong việc kinh doanh. Vì vậy mà cơng ty phải rất cân nhắc, cân đối giữa vốn vay và chủ sở hữu để chi phí tài chính phát sinh khơng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.

69

5.2.3 Về vấn đề hàng tồn kho

Công ty sẽ phải thật chú ý đến tình hình tiêu thụ từng loại sản phẩm ở trong kho hàng. Mục đích là để phát hiện các mặt hàng sản phẩm bán chạy và bán chậm để từ đó cân đối việc nhập hàng hóa hợp lí. Tránh nhập kho các sản phẩm bán chậm ngồi thị trường, bởi vì các sản phẩm sẽ khó bán, hết hạn sử dụng bị mất giá trị theo thời gian. Khi hàng hóa lưu kho quá lâu làm tăng chi phí lưu kho, nghĩa là lợi nhuận của cơng ty bị giảm theo xuống từng ngày. Khi xuất kho, hàng hóa lưu kho quá lâu sẽ mang giá trị rất thấp do hàng hóa bị hư hỏng. Điều đó làm ảnh hưởng trực tiếp lợi nhuận của Công ty rất nhiều. Việc hàng hóa tồn kho lâu cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của một doanh nghiệp vì đã khơng theo dõi sát sao về tình hình tiêu thụ của khách hàng theo sản phẩm.

Đối với sản phẩm bia chủ lực, Phát Tài lúc đầu vẫn bán đủ các loại bia mà công ty Heineken sản xuất nhưng những mặt hàng bán chậm doanh thu khơng cao thì Phát Tài lập tức ngưng nhập hàng sản phẩm đó, vì có một số sản phẩm trước đó như Amstel, Desparados,.. khi nhập về thị trường Hậu Giang khơng bán được. Chính vì vậy về cơ cấu mặt hàng, Phát Tài cần theo dõi chặt chẽ sản lượng tiêu thụ, nhập xuất kho từng sản phẩm để điều chỉnh lượng hàng nhập cho phù hợp để tăng doanh thu bán hàng từng nhóm sản phẩm.

Dự báo mức tiêu thụ sản phẩm của thị trường để quyết định mức tồn kho sản phẩm, nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn và khó khăn cho việc tiêu thụ bởi mức tồn kho quá nhiều.

70

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong quá trình hoạt động và phát triển Cơng ty Phát Tài đã phấn đấu vươn lên và đạt được những thành tựu. Mặc dù còn nhiều hạn chế và khó khăn nhưng Cơng ty đã khơng ngừng vượt qua để góp phần vào sự phát triển của đất nước nói chung và Cần Thơ nói riêng. Qua q trình phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty Phát Tài có thể rút ra một số kết luận sau:

Về doanh thu: Nguồn doanh thu từ bán hàng cung cấp dịch vụ và doanh thu tài chính biến động qua các năm, theo chiều hướng tăng góp phần mở rộng quy mơ hoạt động của Công ty đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để Công ty tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường ngành bia. Tốc độ tăng trưởng của doanh thu phản ánh sự nổ lực của bản thân Cơng ty nhằm duy trì doanh thu ổn định, hỗ trợ cho việc mở rộng kinh doanh nhằm hướng đến mục tiêu là lợi nhuận. Bên cạnh đó, Cơng ty Phát Tài còn quá bị động trong việc hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken, áp lực giữa giá vốn cao mà không nâng được giá bán ra bởi sự ràng buộc về cam kết chấp hành giá cả ổn định, không phá giá, mọi chương trình đều phải tn theo sự phân cơng, sắp xếp của Cơng ty Heineken.

Về chi phí: Chi phí phản ánh q trình hoạt động của Cơng ty, chi phí giúp Cơng ty duy trì hoạt động. Làm giảm chi phí tối thiếu sẽ giúp lợi nhuận của Cơng ty tăng lên. Trong Cơng ty chi phí bao gồm 4 loại là giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí khác. Trong đó nhóm chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận Công ty nhiều nhất. Ngồi ra các chi phí cịn lại, cũng góp phần ảnh hưởng đến lợi nhuận của Cơng ty. Nếu Cơng ty có chính sách quản lý tốt, kiểm sốt được chi phí hiệu quả sẽ mang lại thuận lợi cho Công ty về lợi nhuận.

Về lợi nhuận: Là khoảng thu nhập đánh giá kết quả của một Công ty. Trong giai đoạn 2017-2019, lợi nhuận sau thuế của Công ty liên tục lỗ, đến 6 tháng đầu năm 2020 thì kinh doanh có lời, tình hình lợi nhuận có khả quan hơn. Lợi nhuận chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự biến động của doanh thu và chi phí. Nếu doanh thu thu về nhiều hơn so với lượng chi phí bỏ ra thì lợi nhuận Cơng ty thu về cao và ngược lại. Vì thế Cơng ty cần phải có những chính sách phù hợp về doanh thu và

71

chi phí để mang lại lợi nhuận cao nhất cho Cơng ty. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động trên doanh thu thuần chưa ổn định, tăng nhẹ ở năm 2018, sụt giảm ở năm 2019.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Nhà nước

Có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vay vốn với mức lãi suất đãi ngộ tốt, bởi hầu hết hiện tại đa số các doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện khó khăn như hiện nay đều rất cần nguồn vốn để xoay sở và tháo gỡ khó khăn.

Xây dựng văn bản pháp luật rõ ràng nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để tất cả mọi doanh nghiệp đều có cơ hội, cũng như xử lý nghiêm các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh. Tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh trong lành và bình đẳng giúp các doanh nghiệp yên tâm mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như: giảm thuế, hạ lãi suất vay để doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo lưu thơng, hồn thiện hệ thống luật kinh doanh giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất- kinh doanh...

Thường xuyên mở các hội thảo, hội chợ, diễn đàn,... nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu để xoay sở và tháo gỡ khó khăn.

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình, 2010, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, 2005, Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê.

3. Trần Ái Kết, 2008, Quản trị tài chính, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

4. Trần Ái Kết, 2017, Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

5. Nguyễn Năng Phúc, 2003, Phân tích kinh tế doanh nghiệp – Lý thuyết và thực

hành. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

6. Nguyễn Năng Phúc, 2014, Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHÁT TÀI TỈNH HẬU GIANG (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)