Chiều cạnh thứ nhất: Trọng cộng đồng - Trọng cá nhân
Với những xã hội trọng cộng đồng, các thành viên có mối gắn kết mạnh mẽ, đặc biệt là với gia đình và dịng họ. Với tính chất nương tựa - phụ thuộc lẫn nhau, các xã hội này cũng có xu hướng trung thành và đề cao hơn đối với quyền lực [122]. Chiều cạnh văn hóa chính trị này cũng đồng thời định hướng sự hợp tác cao hơn giữa các thành viên vì mục tiêu chung. Bên cạnh đó, những xã hội này cũng nhấn mạnh việc duy trì hiện trạng, hạn chế các hành động có thể phá vỡ trật tự và giá trị truyền thống. Đặc biệt, các xã hội thiên về chủ nghĩa tập thể thì mức độ gắn kết của các thành viên trong cộng đồng thơng qua niềm tự hào và lịng trung thành với tổ chức và gia đình của họ ở mức cao.
Với những xã hội trọng cá nhân, mối quan hệ giữa các thành viên lỏng lẻo hơn và thường khơng có cam kết mạnh mẽ về lịng trung thành với cộng đồng, cũng như không quá đề cao quyền lực chung mà hướng đến việc tự thể hiện bản thân cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân nhiều hơn. Các thành viên trong cộng đồng có xu hướng tự chủ mạnh hơn cũng như mong muốn theo đuổi các ý tưởng và trải nghiệm một cách độc lập, sáng tạo và chấp nhận đa dạng hơn là bảo vệ các giá trị truyền thống [148].
Chiều cạnh thứ hai: Trọng trật tự thứ bậc - Trọng đồng đẳng
Với những xã hội trọng trật tự thứ bậc có xu hướng đề cao vai trò của người đứng đầu (tức người lãnh đạo trong một tổ chức) và xem mối quan hệ thứ bậc là cơ sở đảm bảo cho một xã hội trật tự và ổn định. Hơn nữa, xã hội này còn cho thấy mức độ mà các thành viên của một tổ chức hoặc xã hội chấp nhận quyền lực và nguồn lực được chia sẻ một cách khơng bình đẳng dựa trên các yếu tố như gia tộc, tuổi tác. Các xã hội truyền thống, việc trọng trật tự thứ bậc sẽ cao hơn xã hội hiện đại. Ở đó, tơn giáo, gia đình cùng các
quy tắc ứng xử giữa các thế hệ luôn được đề cao và là chuẩn mực giá trị cho các thành viên [127]. Do vậy, xã hội có “khoảng cách quyền lực” (Power
distance) lớn chính là xã hội có mức độ bất bình đẳng cao trong phân phối
quyền lực lẫn nguồn lực cho người yếu thế [122].
Với những xã hội trọng sự đồng đẳng ít đề cao các chuẩn mực như tuổi tác hay vị trí quyền lực gia đình, họ tộc trong việc tham gia vào các mối quan hệ chính trị và xã hội. Các xã hội này gắn với các giá trị bình đẳng, cơng bằng, đề cao tính hợp lý và chú trọng quyền tự quyết của mỗi cá nhân.
Chiều cạnh thứ ba: Trọng hài hòa - Trọng cạnh tranh
Những xã hội trọng hài hòa định hướng sự hợp tác và đồng thuận giữa các nhóm trong q trình tham gia vào cơng việc chung. Hài hịa ở đây bao hàm cả phương pháp để đi đến sự đồng thuận thiên về thuyết phục dựa trên sự đồng cảm và thấu hiểu. Đây cịn được gọi là xã hội thiên về tính nữ (Femininity), tức xã hội ưa thích hợp tác, đồng thuận, khiêm nhường, quan tâm đến những người yếu thế cũng như chất lượng cuộc sống [122]. Các xã hội trọng hài hòa gắn với các giá trị về sự hòa hợp giữa con người và tự nhiên cũng như sự nhường nhịn và khả năng tự kiềm chế cảm xúc cá nhân cao hơn trong các mối quan hệ xã hội. Theo đó, mức độ mà các cá nhân trong tổ chức hoặc xã hội khích lệ và ủng hộ những cá nhân cơng bằng, vị tha, thân thiện, hào phóng, quan tâm và tử tế với người khác [123]. Nhiều ý kiến cho rằng, trọng hài hòa là giá trị phái sinh từ trọng cộng đồng, còn những xã hội trọng cá nhân gắn liền với khuynh hướng trọng cạnh tranh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có những xã hội trọng cá nhân song lại ưu tiên giá trị trọng hài hòa như một số nền dân chủ xã hội Bắc Âu.
Những xã hội trọng cạnh tranh thể hiện định hướng kiểm soát, làm chủ và ganh đua trong q trình tham gia vào đời sống chính trị. Biểu hiện rõ nhất của nó là có sự cạnh tranh giữa các đảng phái và giữa các nhóm lợi ích trong quá trình giành và gây ảnh hưởng đến quyền lực nhà nước. Trọng cạnh tranh còn được biểu hiện ở việc trọng tranh biện để đi đến chân lý. Điều này đã kích thích sự phát triển của quyền cũng như các thiết chế tự do ngơn luận
(báo chí truyền thơng tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự). Đây cịn được gọi là xã hội thiên về tính nam (Masculinity) vốn thể hiện sự ưu tiên trong xã hội đối với thành tích, cạnh tranh, chủ nghĩa anh hùng, tính quyết đốn và phần thưởng vật chất cho thành cơng. Đó là xã hội trọng quyền làm chủ nhấn mạnh năng lực cá nhân và khuyến khích sự cạnh tranh, ganh đua để tìm ra người nổi trội hơn [148].
Tóm lại, việc xác định số lượng các chiều cạnh văn hóa chính trị sẽ
khơng bao giờ tìm thấy sự đồng nhất giữa các nghiên cứu bởi tính phụ thuộc của nó vào các mục tiêu và phương pháp nghiên cứu riêng. Với mục tiêu nghiên cứu của mình, luận án xác định 3 chiều cạnh văn hóa chính trị như trên.