Đối với quá trình giáo dục

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Hồng Minh (Trang 117 - 119)

- Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.

4 Theo Khổng Tử: “Danh khơng chính thì lời nói khơng thuận, lời nói khơng thuận thì việc khơng thành, việc khơng thành thì lễ nhạc khơng hưng vượng, lễ nhạc khơng hưng vượng thì hình phạt khơng trúng, hình

3.3.1.3. Đối với quá trình giáo dục

Như đã trình bày ở mục 3.2.1.1, giá trị trọng cộng đồng đã đồng thời trao thẩm quyền lớn cho cộng đồng trong mối quan hệ với quyền cá nhân. Điều này đã ảnh hưởng đến nội dung, phương pháp giáo dục và thậm chí cả mục tiêu của giáo dục. Suốt một thời gian dài, nền giáo dục dưới các triều đại phong kiến nước ta chịu ảnh hưởng của Nho giáo coi trọng văn chương theo lối “tầm chương trích cú” hơn khoa học lý thuyết lẫn ứng dụng đã tạo ra một nền giáo dục tĩnh về nội dung và áp đặt trong phương pháp. Những tri thức vốn được cộng đồng thừa nhận là chân lý trong một thời gian dài sẽ rất khó được thay đổi, và tạo lực cản lớn cho những sáng tạo cũng như tính thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của đời sống xã hội. Ngày nay, nội dung và phương pháp trong giáo dục đã có nhiều biến đổi, song dưới ảnh hưởng của giá trị trọng cộng đồng vẫn đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến việc tơn trọng tính cá nhân, sự tự do lựa chọn trong quá trình phát triển bản thân. Thẩm quyền của tập thể tạo ra những áp lực khơng nhỏ khiến cho q trình giáo dục thiên về áp đặt hơn lắng nghe và đối thoại, đồng thời tạo sự thụ động hơn là chủ động đối với người học. Điều này hạn chế sự sáng tạo của người học trong quá trình tìm kiếm và tạo ra tri thức mới. Hơn thế, nó

ảnh hưởng đến năng lực tư duy độc lập để sở hữu “tính trưởng thành” theo cách nói của Kant [42; 72; 73].

Q trình học tập của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng từ những áp lực bên ngoài nhiều hơn là được thúc đẩy bằng sự tự do phát triển tối đa năng lực bản thân. Điều này tạo ra sự thụ động của người học và kết quả là thái độ đối phó - học để có bằng và làm thỏa mãn mong muốn từ gia đình, dịng họ hay những tiêu chí vốn được cộng đồng thừa nhận và coi trọng. Điều này ảnh hưởng đến việc mỗi cá nhân có thể tự do kiếm tìm hạnh phúc thực sự trong q trình hồn thiện bản thân theo hướng: (i) Được theo đuổi học những gì

mà bản thân đam mê và (ii) Được lựa chọn cách học như thế nào theo năng lực thực tế của bản thân. Do vậy, quá trình học tập là một q trình mang

tính cá nhân hóa cao, địi hỏi sự thích ứng riêng của mỗi người trong mối tương quan giữa khả năng của bản thân với những đòi hỏi từ cuộc sống. Hơn thế, xã hội luôn vận động và biến đổi, và tri thức lẫn phương pháp giáo dục sẽ liên quan mật thiết hơn bao giờ hết đến bổn phận và trách nhiệm của mỗi cá nhân với tư cách là một thành viên sống trong cộng đồng. Từ thực tiễn chính trị Việt Nam cho thấy, tinh thần trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân cơng dân thực sự nổi bật trong những tình huống “mỗi khi tổ quốc bị lâm

nguy” (do thiên tai, địch họa, dịch bệnh…) và nó thơi thúc tinh thần cộng

đồng mạnh mẽ, đặt quyền lợi chung trước lợi ích riêng như một lẽ đương nhiên của quá trình sinh tồn và là nhu cầu tự thân. Tuy nhiên, trong những điều kiện xã hội bình thường, trách nhiệm cộng đồng lại khá mờ nhạt, thể hiện qua việc người dân chưa tham gia một cách chủ động vào những vấn đề chung của cộng đồng như đóng góp ý kiến và phản hồi liên quan đến q trình chính sách, và thậm chí cả hoạt động bầu cử cũng như lấy ý kiến cử tri. Điều này phụ thuộc vào ý thức về quyền và trách nhiệm của bản thân đối với xã hội trên cơ sở tích tụ đủ mức về lý trí (trình độ dân trí) và nhu cầu nội tại. Theo đó, dưới ảnh hưởng của giá trị trọng cộng đồng, hành vi tham gia vào các vấn đề chung của mỗi cá nhân chủ yếu xuất phát từ áp lực của quyền lực

đã được trang bị đủ tri thức về quyền và trách nhiệm. Điều này càng giảm

động lực để mỗi cá nhân học hỏi và thể hiện với tư cách là những cơng dân độc lập và có trách nhiệm. Theo đó, nhu cầu xã hội đặt ra là cần có một nền giáo dục mà năng lực của mỗi cá nhân được giải phóng, tri thức theo đó được bồi đắp thường xuyên và sản phẩm của nó là những cá nhân có trách nhiệm với cộng đồng một cách chủ động.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Hồng Minh (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w