bình đẳng của những người yếu thế
Tránh sự bất định
(Uncertainty avoidance)
Mức độ mà các thành viên trong xã hội cảm thấy khơng thoải mái với các tình huống khơng chắc chắn, khơng rõ ràng hoặc khơng có cấu trúc. Vấn đề cơ bản ở đây là, cách một xã hội đối phó với thực tế rằng tương lai khơng bao giờ có thể biết trước được
Tính nam so với tính nữ
(Masculinity vs. Femininity)
Tính nam thể hiện sự ưu tiên trong xã hội đối với thành tích, cạnh tranh, chủ nghĩa anh hùng, tính quyết đốn và phần thưởng vật chất cho thành cơng. Đối lập với nó, xã hội trọng tính nữ ưa thích hợp tác, đồng thuận, khiêm nhường, quan tâm đến những người yếu thế cũng như chất lượng cuộc sống. Chiều cạnh này liên quan đến thiên hướng duy cảm hay duy lý ở mỗi cộng đồng.
Định hướng dài hạn so với ngắn hạn
(Long-vs. Short-term orientation)
Xã hội định hướng dài hạn nuôi dưỡng những đức tính kiên trì và tiết kiệm hướng tới những thành quả trong tương lai, trong khi xã hội định hướng ngắn hạn hướng tới q khứ, tơn trọng và giữ gìn truyền thống cũng như thực hiện các nghĩa vụ xã hội.
Nguồn: Hofstede (2001), Culture’s consequences: Comparing values, behaviours, institutions and organization across nation
B. Inglehart
Truyền thống so với hợp lý
(Traditional vs. Secular- Rational)
Trong các xã hội truyền thống, tôn giáo rất quan trọng, gia đình và niềm tự hào của đấng sinh thành là mục tiêu của họ, đề cao lịng tự tơn dân tộc, quyền lực của người đứng đầu, trong khi xã hội trọng hợp lý thì ngược lại và chú trọng quyền tự quyết của mỗi cá nhân
Sinh tồn so với tự thể hiện
(Survival vs. Self-Expression)
Những xã hội trọng sinh tồn được định hình bởi những bất an về an ninh kinh tế và sự ràng buộc của quyền tự chủ cá nhân đối với xã hội, trong khi xu hướng tự thể hiện xuất hiện trong các xã hội hậu công nghiệp với mức độ an ninh sinh tồn và quyền tự chủ cá nhân cao.
Nguồn: Inglehart, R. (2006), Mapping global values, Comparative Sociology [127]
C. Schwartz
Gắn kết so với Tự chủ
(Embeddedness vs autonomy), Những xã hội phụ thuộc nhấn mạnh việc duy trìhiện trạng, hạn chế các hành động có thể phá vỡ trật tự và giá trị truyền thống, trong khi những xã hội tự chủ nhấn mạnh vào các mong muốn của cá nhân có thể theo đuổi các ý tưởng và trải nghiệm một cách độc lập, sáng tạo và chấp nhận sự đa dạng;
Hệ thống phân cấp so với Chủ nghĩa quân bình
(Hierarchy vs Egalitarianism)
Hệ thống phân cấp xuất hiện ở những xã hội trọng trật tự và thứ bậc với mức độ chấp nhận sự mất bình đẳng trong việc phân bổ quyền lực và nguồn lực, trong khi các xã hội trọng chủ nghĩa quân bình gắn với các giá trị bình đẳng và cơng bằng xã hội
Quyền làm chủ so với Hài hòa (Mastery so với Harmony)
Các xã hội trọng quyền làm chủ nhấn mạnh năng lực cá nhân và khuyến khích sự cạnh tranh, ganh đua để tìm ra người nổi trội hơn, trong khi các xã hội trọng hài hòa gắn với các giá trị về sự hòa hợp giữa con người và tự nhiên cũng như sự nhường nhịn và tự kiềm chế trong các mỗi quan hệ.
Nguồn: Schwartz, S. H. (2006), A theory of cultural value orientations: explication and applications. Comparative Sociology [148]