- Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.
6 Là con người có khả năng sử dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà phông phụ thuộc vào sự áp đặt của người khác.
4.1.2. Sự tương thích và bất tương thích của giá trị trọng thứ bậc đối với tiến tình dân chủ
đối với tiến tình dân chủ
4.1.2.1. Sự tương thích
Khi xem xét sự tương thích của việc đề cao vai trị của cá nhân người đứng đầu hay vai trò của một đảng cầm quyền trong suốt một thời gian dài có liên quan đến tư tưởng “thương dân như con” trong Nho giáo - Điều mà Chan gọi bằng quan niệm “cầm quyền phải phục vụ” (service conception of authority). Dưới ảnh hưởng của Nho giáo, con cái phải có “hiếu” với cha mẹ thì cha mẹ cũng lại có nghĩa vụ “nhân từ”, phải chăm lo đến con cái. Mở rộng quan hệ này ra xã hội, chúng ta cũng sẽ thấy sự tương ứng về nghĩa vụ và quyền lợi giữa quan chức (cha mẹ của dân) với người dân. Mối quan hệ này thể hiện khoảng cách quyền lực lớn giữa quan - dân (tương tự như cha - con) cũng như việc đề cao vai trò của người cầm quyền. Tuy nhiên, người làm quan cũng phải luôn thể hiện sự chăm lo cho cuộc sống của người dân. Điều này hàm chứa nội dung dân chủ, mặc dù về hình thức dưới quan niệm dân chủ phương Tây là độc đoán, phi dân chủ.
Bên cạnh đó, việc đề cao vai trị, uy tín của cá nhân người cầm quyền cũng chứa đựng nội dung thích hợp với dân chủ nếu nhìn nhận nó đề cao tinh thần nêu gương và chuẩn mực của người làm quan, làm cán bộ. Theo tư tưởng Nho giáo, nội dung này gắn liền với các khái niệm “quân tử”,
“hợp đạo” và “chính danh”. Người cầm quyền phải tự kiểm soát và nêu
gương đạo đức, và sẽ trở nên “bất chính” nếu khơng “quân tử” và đi theo chính đạo. Theo đó, việc giữ được uy tín của mình thơng qua tu dưỡng đạo đức và năng lực là cơ sở để đảm bảo tính chính đáng quyền lực của người cầm quyền.
4.1.2.2. Sự bất tương thích
Văn hóa chính trị trọng thứ bậc được thể hiện bằng việc gắn liền quyền
lực công với một cá nhân cụ thể, đã đề cao quá mức vai trò của một cá nhân
trong sự nghiệp chung và nhiều nguy cơ đưa tới tệ “sùng bái cá nhân”. Hệ quả của nó là việc đối lập người lãnh đạo với nhân dân, hạ thấp
vai trò và sức sáng tạo của tập thể, đưa tới xu hướng quyền lực tập trung cao độ vào một cá nhân lãnh đạo và nguy cơ chuyên quyền, độc đoán. Ngồi ra, việc thần thánh hóa vai trị cá nhân lãnh đạo cũng sẽ gây thách thức cho việc chuyển giao quyền lực một cách dân chủ bởi những xáo trộn, mất ổn định nội bộ do những hoài nghi đối với người kế nhiệm, cũng như những tranh giành quyền lực giữa các phe phái. Q trình này có thể thấy rõ qua nhiều cuộc chuyển giao quyền lực trong các triều đại phong kiến. Ngày nay, tiến trình dân chủ ở Việt Nam cho thấy tâm lý sùng bái cá nhân đã khơng cịn đậm nét, nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đã hoàn thành, nền kinh tế thị trường với sự mở cửa và hội nhập quốc tế khiến cho nhiều giá trị mới được bổ sung. Theo đó, hiệu suất
quản trị cơng trở thành tiêu chí quan trọng cho sự lãnh đạo hơn là sức hút
cá nhân và việc đánh giá thành quả được coi là nỗ lực của cả tập thể thay vì một cá nhân duy nhất. Dẫu vậy, nền dân chủ ở nước ta vẫn cho thấy đặc trưng của văn hóa chính trị coi trọng, đề cao lãnh đạo cá nhân. Các nhà lãnh đạo vẫn có xu hướng giữa khoảng cách với dân chúng như một cách để giữ phẩm giá và khẳng định uy quyền; các nguyên tắc về tính thứ bậc và sự tơn kính đối với người cầm quyền vẫn là một giá trị ưu tiên trong nền chính trị hiện tại.
Đối với quyền bình đẳng, rõ ràng có sự bất tương thích khi xem xét quyền bình đẳng trong tham chính dưới góc độ về giới. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là sự bất bình đẳng đó nếu nhìn từ số liệu về tỷ lệ phụ nữ tham chính với tư cách là đại biểu quốc hội so với nam giới thì Việt Nam khơng có sự khác biệt quá lớn với thế giới (hiện Việt Nam đứng thứ 68/166 quốc gia). Song, điều quan trọng là thái độ của cộng đồng đối với những người phụ nữ tham chính có sự kỳ thị vẫn ở mức cao. Theo nghiên cứu của UNDP (2012), một trong những rào cản lớn nhất về sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam là yếu tố quan niệm. Các quan điểm định kiến hạn chế thăng tiến của phụ nữ khi tham chính và tạo ra lợi thế cho nam giới. Nghiên cứu cho rằng, kỳ vọng về vai trị của nam và nữ thường là tiêu
chí chính được sử dụng để đánh giá liệu một cá nhân đủ năng lực đảm nhiệm vị trí. Trong khi đó, phụ nữ ln bị đánh giá khắc khe với việc cho rằng ngồi việc tham gia vào cơng việc chính trị họ cịn phải đảm đương các nghĩ vụ trong gia đình. “Nếu một nam và nữ có những năng lực như nhau, chắc
chắn nam giới sẽ được lựa chọn. Không chỉ là nam giới bầu cho nam giới mà phụ nữ cũng bầu cho nam giới. Điều này có thể là mọi người, đặc biệt là nam giới khơng thích dưới quyền lãnh đạo của phụ nữ. Có lẽ người ta nghĩ rằng phụ nữ có ít thời gian cho cơng việc hơn do họ phải thực hiện các nghĩa vụ gia đình” [88].
Từ thực tế này khiến cho tính đại diện về giới ở Việt Nam rất thấp, đặc biệt là các vị trí lãnh đạo cấp trung ương (trong cơ quan đảng lẫn nhà nước). Đây là nguồn cội tạo ra sự khơng tương thích của sự thiếu bình đẳng giới trong tham gia chính trị từ căn ngun văn hóa, và dẫn tới những thách thức đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam hiện nay.