Dân chủ là quyền của người dân

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Hồng Minh (Trang 54 - 57)

Dân chủ là việc đảm bảo quyền của người dân gồm: quyền con người (tức quyền được tự do trong việc quyết định vận mệnh của mình) và quyền cơng dân (tức quyền bình đẳng trong tham gia vào các hoạt động của đời sống chính trị và xã hội). Theo đó, dân chủ nhấn mạnh 2 khía cạnh là: (i) Sự

hạn chế của quyền lực chung - dân chủ phải mang lại tự do cá nhân tối đa và (ii) Sự phân bổ quyền lực chung - dân chủ có nghĩa là mọi người có quyền quyết định như nhau trong quyền lực chung. Chính điều này khiến

cho khái niệm dân chủ trước khi bị chủ quan hóa bởi tính chính trị, hệ tư tưởng và các quan điểm học thuật thì nó là một hệ giá trị có tính phổ biến tồn nhân loại.

Việc xem dân chủ là quyền của người dân là quan điểm lớn trong lịch sử tư tưởng chính trị thời kỳ Phục Hưng. Tiêu biểu là quan điểm của Mills, ông cho rằng: “Chỉ có tự do xứng đáng với tên gọi, ấy là tự do mưu cầu

hạnh phúc riêng của ta theo cách riêng của ta, trong chừng mực ta không mưu toan

xâm phạm đến hạnh phúc của người khác hoặc ngăn trở những nỗ lực của người khác đạt được hạnh phúc” [43]. Theo cách đó lồi người sẽ đạt được

hạnh phúc nhiều hơn là bắt buộc mỗi người phải sống theo cách mà những người khác coi là tốt. Amartya Sen cũng cho rằng, “Nếu mỗi người hành

động như một chủ thể cá thể hóa, thì khơng một xã hội nào có thể tồn tại được. Nếu mỗi người hành động tuyệt đối phù hợp với những người khác thì bản chất con người chẳng khác gì với đàn ong. Rõ ràng lối sống con người là một cái gì nằm giữa hai cực ấy” [2, tr.210]. Như vậy, quyền con người cơ

bản là mục đích tự thân và dân chủ mang lại những phương thức tốt nhất để đạt được mục đích này. Dẫu vậy, trong bản chất tự nhiên của mình, con người khơng thể tồn tại như “Người” nếu không tồn tại với tư cách là những cá thể trong một quần thể được tổ chức thành xã hội chính trị. Sống hợp quần một cách có tổ chức mới đảm bảo con người được tự do cho mình một cách tốt nhất, nghĩa là trở thành công dân của một nhà nước. Marx từng nhấn mạnh: “Trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hịa của các mối

quan hệ xã hội” [52, tr.11]. Dân chủ vì thế khơng chỉ là việc đảm bảo quyền

của các cá nhân trong tự do quyết định vận mệnh của mình, mà cịn là việc nhấn mạnh đến tính hợp lý, đặc biệt là trách nhiệm cộng đồng trong các lựa chọn của mỗi thành viên. Đây cũng là cách đặt vấn đề cơ bản của Marx khi cho rằng, “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự tự do của

tất cả mọi người” [51, tr.75], tức phải xây dựng một xã hội dân chủ như thế

nào để tự do của mỗi người ảnh hưởng tích cực đến tự do của người khác. Từ quan điểm này, luận án cũng đồng thời phản đối việc một số tổ chức đáng giá dân chủ như Freedom House hay The Econimist nhấn mạnh quyền tự do công dân với biên độ rộng như quyền thành lập đảng phái, các tổ chức chính trị, quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, quyền biểu tình,… như là những tiêu chí chung cho mọi nền dân chủ. Rõ ràng, việc công nhận quyền tự do một cách rộng rãi như vậy đã vơ hình chung đồng nhất hai khái niệm dân chủ và tự do. Và như vậy, đạt được dân chủ theo tiêu chí đó cũng đồng thời triệt tiêu tự do theo nghĩa, tự do của người này sẽ có thể hủy hoại tự do và hạnh phúc của người khác. Ngoài ra, các nền

tảng xã hội, thể chế chính trị cùng các giá trị văn hóa đã khơng được tính đến như những điều kiện quyết định mức độ chấp nhận của cộng đồng đối với các quyền tự do đó đến đâu. Điều 29 Tun ngơn nhân quyền ghi rõ:

“Mọi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất người đó có thể phát triển nhân cách của mình một cách tự do và đầy đủ. Khi thực hiện các quyền tự do của mình, mọi người chỉ chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo sự cơng nhận và tơn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác cũng được đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự xã hội và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”[35].

Bên cạnh đó, dân chủ với nội dung là quyền, nó cịn bao hàm quyền bình đẳng giữa các thành viên. Theo quan điểm của Rouseau, con người vốn bình đẳng trong tình trạng tự nhiên, sự bất bình đẳng là sản phẩm của nhân tạo (do sự phát triển của sản xuất, tư hữu và bản thân nhà nước), nên cần xóa bỏ tư hữu với tính cách là một chế độ sở hữu, quan hệ sở hữu như là nguồn gốc sinh ra áp bức bóc lột. Hồ Chí Minh trong Tun ngơn độc lập đã viện dẫn Tuyên ngôn Nhân quyền của Mỹ và Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của Pháp nhằm nhấn mạnh đến tư tưởng tự do bình đẳng như là những yếu tố cốt lõi của dân chủ, đồng thời hàm ý dân chủ là một giá trị toàn cầu. Với Lenin: “Dân chủ là tự do, là bình đẳng, là quyết định của đa số;

cịn có gì cao hơn tự do, bình đẳng, quyết định của đa số nữa” [47, tr.414].

Như vậy, vượt qua sự khác biệt về hệ tư tưởng, góc độ tiếp cận, dân chủ trước hết là các quyền của người dân. Đây là giá trị mà mọi xã hội đều hướng đến. Quyền quyết định về chính cuộc sống của mỗi người trong sự tham gia tương tác với cộng đồng tự nó đã mang lại sự hài lịng (hạnh phúc) - điều mà không thể hiện trực tiếp thông qua các tổng kết về tăng trưởng kinh tế hay phúc lợi xã hội. Dân chủ theo đó phản ánh giá trị tinh thần của xã hội. Cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội, dân chủ càng được mở rộng theo hướng tôn trọng các quyền cơ bản và tự do cá nhân đồng thời nhận

thức đầy đủ hơn về trách nhiệm với cộng đồng thông qua ý thức tôn trọng pháp luật, hạn chế sự ích kỷ và hiện thực hóa các giá trị nhân văn: tự do, bình đẳng và sáng tạo xã hội.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Hồng Minh (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w