Nan giải chính của dân chủ là làm sao để chúng ta được tự do khi không thể tự do một cách hoàn toàn, song một nghịch lý đặt ra là: trong trường hợp mỗi cá nhân có tồn quyền quyết định về “thế nào là hạnh phúc” của cá nhân mình (tức hồn tồn tự do, khơng bị ai ngăn cản) thì con người vẫn có thể khơng biết cách tự làm chủ, và vì vậy, vẫn chưa tự do và chưa đạt được hạnh phúc. Nghịch lý này xuất phát từ hai yếu tố:
1. Do nhận thức của bản thân: Vì chưa biết được thế nào là “đúng”, nên “tự do” hành động sai khơng thể coi là tự do thực sự (Ví dụ: do khơng hiểu biết, nên “tự do” được uống nước chưa sôi, hay tự do ngủ muộn, không tập thể dục). Điều này thể hiện rõ nhất ở trẻ em, khi chúng chưa có nhận thức đầy
đủ thì khơng nên để chúng tự do hoàn toàn. Đương nhiên, điều tương tự sẽ
2. Do thói quen, dục vọng của bản thân: do bản chất sinh học (tự nhiên) (Như ham muốn hưởng thụ: tình dục, tiền bạc, v.v) hay do thói quen, nên tự do hành động theo sự “cưỡng ép” nội tại đó (Ví dụ: nghiện thuốc phiện) cũng
khơng phải là tự do thực sự [31, tr.3].
Do vậy, mục tiêu của con người là đạt đến tự do chủ động trên cơ sở của
lý tính, song sẽ khơng dễ dàng để con người có được nhận thức đúng đắn,
cũng như kiềm chế được ham muốn mang tính bản năng. Do vậy, như Rút-xơ quan niệm, phải bắt con người tự do, thông qua rèn luyện và giáo dục, tương tự như Khổng tử, khi ông tự nhận rằng phải đến 70 tuổi, sau khi “học” và “ngộ” mới trở nên “tự do” (Thất thập nhi tịng tâm sở dục bất du củ).
Chính vì vậy mà nan giải của vấn đề dân chủ cũng là của tự do về lâu dài phải được giải quyết thông qua giáo dục con người về nhận thức đối với quyền của bản thân và trách nhiệm của bản thân đối với xã hội. Theo đó, khơng thể có một xã hội nào mà người dân thích chuyên chế hơn là dân chủ. Hay nói cách khác, với một xã hội mà người dân thờ ơ với các vấn đề chung của cộng đồng thì các quyết định của chính quyền dựa trên sự tham gia của người dân thường thất bại. Sự phát triển của mỗi cá nhân sẽ góp phần vào mỗi bước tiến của dân chủ và chỉ khi mỗi cá nhân hồn thiện mình về tri thức và nhân cách thì sự tham gia của họ với nghĩa thực thi quyền dân chủ mới là động lực để thúc đẩy sự phát triển xã hội. Lenin từng nhấn mạnh: “Người mù chữ đứng
ngồi chính trị” là theo nghĩa đó. Ngược lại, hệ quả của tình trạng thiếu tri
thức về quyền cũng như tinh thần trách nhiệm với cộng đồng ắt sẽ dẫn tới việc tự đánh mất tự do của mỗi cá nhân công dân và tinh thần vì cộng đồng là thứ xa lạ đối với các nhà chính trị tư lợi. Quan điểm của chủ nghĩa Marx cũng thúc đẩy nội dung dân chủ này khi cho rằng, con người luôn cần được giáo dục để vượt qua được hệ tư tưởng giả tạo. Họ có thể và phải làm chủ mơi trường một cách tích cực, có mục đích và đầy sáng tạo thì mới tồn tạo được; sáng tạo và làm chủ những hoàn cảnh sống là bản chất của con người. Với một xã hội mà tuyệt đại đa số người dân trưởng thành trong nhận thức, biết cách làm chủ vận mệnh sẽ dẫn tới
sự “thủ tiêu” nhà nước thông qua cuộc đấu tranh nhằm “thu hút nhà nước vào xã hội” [54]. Đó là một xã hội có nền dân chủ thực sự.
Dân chủ là một q trình giáo dục và đó là một q trình lâu dài. Marx đã rất sâu sắc khi cho rằng, dân chủ không phải là mục tiêu mà là vấn đề thực hành nó và điều quan trọng cho một xã hội khơng phải là “dân chủ”, mà phải là “dân chủ hơn”, tức nhấn mạnh đến tiến trình của dân chủ. Từ phương pháp luận về phản bản chất luận, Dewey từng cho rằng, bản chất không phải là cái “cho trước” cố hữu, mà chính do con người sinh học lựa chọn và cấu trúc trong q trình thích nghi với mơi trường. Nói cách khác, chúng khơng được coi là xuất phát từ tự nhiên, do tự nhiên mà có, chúng là kết quả chủ động của con người. Từ phương pháp luận này, theo ơng dân chủ là q trình đi tìm các cơng cụ để giải quyết các nan giải chung, chứ khơng phải là tìm các khn mẫu thích hợp với “bản chất” của dân chủ. Trong q trình đó, con người sẽ được hồn thiện bản thân, phát huy tối đa tiềm năng trí tuệ và nhân cách của mình nhằm đạt tới tự do thực sự, hạnh phúc thực sự. Hơn nữa, tự do và hạnh phúc là những điều mang tính cá nhân hóa cao nên cũng sẽ không cần một hệ
chuẩn mực dân chủ cố định cho trước để đánh giá một q trình có là dân chủ
hay khơng, vì bản thân q trình đó sẽ đưa ra các tiêu chí để đánh giá chính
nó.
Như vậy, dân chủ khơng phải là việc tìm cách hạn chế quyền lực của nhà nước mà chính là q trình trưởng thành của cá nhân để đi đến tự do chân chính và “làm nên lịch sử của chính mình”. Theo Marx, khơng phải nhà nước là nền tảng của trật tự xã hội mà trật tự xã hội là nền tảng của nhà nước. Đây cũng là lập luận đưa tới quan điểm của Marx về sự tiêu vong của nhà nước trong xã hội cộng sản. Song, quá trình để cho mỗi cơng dân hồn thiện chính mình thì cần thơng qua giáo dục, trong đó cần có nhà trường, hệ thống pháp luật được thiết kế để giáo dục ý thức cơng dân, cần có sự định hướng hệ tư tưởng nhằm thay đổi nhận thức, thói quen trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị của người dân.