Mức độ ưu tiên đối với giá trị trọng cộng đồng trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Hồng Minh (Trang 96 - 98)

- Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.

3.2.1.3. Mức độ ưu tiên đối với giá trị trọng cộng đồng trong giai đoạn hiện nay

đoạn hiện nay

Trong khi cho rằng, trọng cộng đồng là giá trị văn hóa chính trị ưu tiên của Việt Nam thì cũng cần nhìn nhận rằng, mức độ ưu tiên đối với giá trị này trong tương quan với giá trị trọng cá nhân đã có những dịch chuyển nhất định trong giai đoạn từ 1986 đến Nay.

Những chuyển biến quan trọng trên bình diện kinh tế đã mang tới những dịch chuyển quan trọng về mức độ ưu tiên của người dân giữa các giá trị văn hóa chính trị. Sau 1975 là thời điểm mà đất nước giành được sự thống nhất hai miền, mục tiêu độc lập dân tộc khơng cịn tác động mạnh đến ý chí chính trị của người dân như trước. Điều này khiến cho việc tuân thủ các chuẩn mực cũng được nới lỏng - sau một thời gian dài sức người, sức của trong dân được huy động tốt đa, người dân lúc này nhận thấy không cần hy sinh quyền lợi cá nhân vì việc chung quá lớn trong điều kiện hịa bình. Trong khi đó, phương thức sử dụng quyền lực của nhà nước vẫn mang nặng dấu ấn thời chiến: đặt nặng trọng tâm lên các cổ vũ tinh thần cách mạng, cách lãnh đạo mang tính mệnh lệnh và tập trung quyền lực cao. Nền kinh tế kế hoạch tập trung lại càng củng cố các giá trị này trong khi người dân đã bắt đầu có những biến chuyển trong nhận thức với các yêu cầu mới của cuộc sống. Cuối cùng, công cuộc Đổi Mới diễn ra trước tiên ở lĩnh vực kinh tế có thể coi là sự chính thức hóa các quyết định của đa số đã chín muồi từ trong thực tiễn.

Thực tế này đã thúc đẩy khuynh hướng đề cao hơn tính cá nhân trong hoạt động lãnh đạo quản lý cũng như trong nhận thức và hành vi của người dân: Từ cơ chế khoán, chấp nhận nhiều thành phần trong kinh tế đến việc chấp nhận sự khác biệt trong tư tưởng, quan điểm và lối sống. Nhu cầu cá nhân giờ đây không phải là sự “chơi trội”, “ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân” hay “có tính tiểu tư sản” như trước mà được coi là nhu cầu chính đáng. Nền kinh tế thị trường cùng với các quan hệ sản xuất tương ứng đã gắn quyền lợi, trách nhiệm của từng cá nhân, từng chủ thể với quyền ra

quyết định trong các hoạt động của chính họ. Điều này tạo cơ sở quan

trọng cho việc bảo vệ lợi ích kinh tế cho các cá nhân, qua đó ngày càng giúp họ có cơ hội nâng cao vị thế xã hội lẫn vị thế chính trị của mình mà khơng q bị phụ thuộc vào cộng đồng. Trong khi việc trọng quyền lực chung vẫn đang được nhấn mạnh thì quyền của các cá nhân cũng ngày càng được coi trọng và bảo vệ hơn. Sự phát triển của trình độ dân trí giúp

người dân nhận thức đầy đủ hơn về các quyền con người cơ bản cũng như quyền làm chủ của mình.

Đối với nội dung trọng đồng tộc, đồng hương theo tác giả, chưa có biến đổi đáng kể về mức độ. Mặc dù để khẳng định điều này cần có các cơng cụ lượng hóa đáng tin cậy hơn, song có thể thấy, từ xưa đến nay người việt vẫn ln gắn bó chặt chẽ với cộng đồng dòng tộc (những người cùng họ) và làng xã (những người cùng quê). Từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới, xu thế đơ thị hóa tăng nhanh cùng q trình di cư liên huyện, liên tỉnh đã thúc đẩy mỗi người rời q và cùng với đó là tâm lý tình cảm gắn bó với người cùng quê ở những vùng đất mới. Điều này khiến cho tâm lý trọng đồng tộc, đồng hương càng được biểu hiện rõ ràng hơn.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Hồng Minh (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w