Dự báo bối cảnh Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Hồng Minh (Trang 144 - 147)

- Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.

6 Là con người có khả năng sử dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà phông phụ thuộc vào sự áp đặt của người khác.

4.2.1. Dự báo bối cảnh Việt Nam trong thời gian tớ

Rõ ràng, có rất nhiều yếu tố đan xen phức hợp tác động và góp phần định hình bối cảnh chính trị xã hội Việt Nam trong thời gian tới, trong đó nổi lên ba yếu tố là: Cách mạng số, di cư và hội nhập khu vực và quốc tế

* Cách mạng số

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên chứng kiến sự suy giảm nhanh chóng về tầm quan trọng của khoảng cách địa lý. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nơi con người sống và làm việc, mà như những người theo chủ nghĩa kiến tạo đã chỉ ra, nó cịn có khả năng thay đổi hình ảnh bản sắc cá nhân của con người và ý nghĩa mà họ gắn cho khái niệm "cộng đồng”. Khái niệm cộng đồng truyền thống sẽ dần bị suy yếu và được thay thế bằng “cộng đồng số”. Số lượng các cá nhân tham gia vào không gian số hóa tăng lên mạnh mẽ làm thay đổi tồn diện cách thức con người giao tiếp, cũng như cách thức họ cùng nhau giải quyết những vấn đề chung.

Thực tế này sẽ đưa tới bối cảnh chưa có tiền lệ trong quan niệm và nhận thức của chúng ta về như thế nào là một cộng đồng cũng như sự suy giảm về ý niệm bản sắc. Nhiều người đã hoài nghi rằng, liệu cách mạng số có đưa tới nền văn hóa tồn cầu với sự chiếm ưu thế của các giá trị mà các

xã hội phương Tây ưu tiên hay không. Khơng dễ để có một câu trả lời chắc chắn cho niềm hồi nghi này, song có một thực tế cần khẳng định là: Trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng số, khả năng để định hướng sự ưu tiên của người khác trở nên dễ dàng hơn bất kỳ lúc nào [103]. Do đó, những người chi phối đến nội dung thơng tin cũng như những người kiểm sốt sự truy cập thơng tin sẽ chiếm ưu thế đối với việc định hướng giá trị ưu tiên của những

cộng đồng số, đồng thời tác động không nhỏ đến sự lựa chọn của mỗi cộng đồng đối với cách thức giải quyết những vấn đề chung.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người dân sử dụng các thiết bị điện tử và tham gia vào không gian mạng tăng mạnh mẽ trong hơn 1 thập kỷ qua. Theo số liệu tính đến tháng 1 năm 2021, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh - vốn là cơng cụ có khả năng cá nhân hóa và kết nối internet khơng dây là 96,9%, cao hơn mức trung bình của thế giới. Đây là tiền đề quan trọng của quá trình chuyển đổi số ở mỗi quốc gia. Trên cơ sở đó, Việt Nam đang tiến tới mục tiêu xây dựng chính phủ số vào năm 2025. Trong khi chính phủ điện tử là việc tin học hóa các quy trình đã có, chính phủ số nhằm tạo ra các giá trị cơng trên nền tảng dữ liệu lớn được số hóa, với ý nghĩa cốt lõi,

dữ liệu là một tài nguyên để tiến hành chuyển đổi cách thức lẫn nội dung ra quyết định của cơ quan chính quyền. Điều này đã tạo ra bối cảnh đầy

mới mẻ trong sự kết nốt giữa người dân với chính quyền, người dân với người dân và giữa chính quyền các cấp với nhau trong sự liên thông và thống nhất dữ liệu.

* Di cư

Với hai xu thế đơ thị hóa và tồn cầu hóa, làn sóng di cư đã đạt con số chưa từng có trên quy mơ quốc gia và tồn cầu. Nổi bật của xu hướng đó là dịng di cư từ nơng thơn đến thành thị; di cư từ các nước kém phát triển đến những quốc gia phát triển hơn; từ châu Á, Nam Mỹ đến châu Âu và Bắc Mỹ. Bên cạnh các cuộc di cư vì tơn giáo hay đồn tụ gia đình thì ngun nhân chủ yếu của làn sóng di cư vẫn là tìm việc làm và cơ hội tăng thu nhập.

Di cư trên quy mơ tồn cầu đã làm mờ các đường biên lãnh thổ giữa các quốc gia và làm tăng các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội đối với cả quốc gia nhập cư lẫn xuất cư. Cụ thể, đó là những vấn đề liên quan đến sự suy yếu về ý nghĩa của quyền công dân; mâu thuẫn đạo đức giữa việc bảo vệ quyền con người cơ bản của những người nhập cư với mong muốn bảo toàn vấn đề chủ quyền quốc gia; biến đổi cơ cấu lực lượng lao động và đặc biệt là sự pha trộn bản sắc văn hóa, các giá trị cùng những hệ lụy xã hội và quản trị công đi kèm.

Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam chứng kiến dòng người di cư lớn đến các quốc gia trong khu vực và trên thế giới tập trung trong hai thập niên trở lại đây với di cư lao động và di cư du học là chủ yếu. Bên cạnh đó, vấn đề di cư nội địa của Việt Nam cũng gia tăng cùng với q trình đơ thị hóa. Đồng bằng sơng Hồng và Đơng Nam Bộ là hai vùng nhập cư lớn nhất cả nước. Qua đó cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa di cư và đơ thị hóa. Người nhập cư từ 5 tuổi trở lên chiếm 12,3% dân số của các đô thị. Áp lực nhập cư đối với đô thị đặc biệt là lớn nhất, cứ 1000 người sống tại các đơ thị thì có tới gần 200 người là người nhập cư, cao gấp 2,7 lần mức chung của cả nước. Trong ba loại di cư (xã với xã; huyện với huyện; tỉnh với tỉnh), thì di cư giữa tỉnh với tỉnh chiếm tỷ lệ cao nhất [36]. Trong khi đó, q trình di cư khỏi nơng thơn cùng q trình nơng thơn mới cũng sẽ tạo ra sự chuyển đổi giá trị ở các xã hội nông thôn truyền thống.

* Hội nhập khu vực và quốc tế

Quá trình các quốc gia tham gia vào các thể chế chung trong phạm vi khu vực và quốc tế đã dẫn tới việc xác lập và tuân thủ các định chế chung, giảm bớt các khác biệt về văn hóa, luật pháp, thơng lệ, thủ tục riêng của mỗi quốc gia. Từ Đổi mới đến Nay, Việt Nam đã chính thức mở cửa, hội nhập, tham gia vào hàng loạt các thể chế khu vực và tồn cầu trên các lĩnh vực chính trị; kinh tế; văn hóa, xã hội và khoa học cơng nghệ. Q trình đó đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy q trình đổi mới hệ thống quản trị quốc gia theo hướng ngày càng công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình

trên cơ sở tuân thủ những quy tắc chung. Quá trình này cũng đồng thời dẫn tới giảm đầu mối, tầng nấc trung gian, giảm tính thứ bậc và sự dịch chuyển nhất định từ quyết định tập thể, trách nhiệm tập thể sang quyết định cá nhân, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu.

Tóm lại, cách mạng số, di cư và hội nhập khu vực và quốc tế là những

vấn đề đang nổi lên, góp phần định hình bối cảnh Việt Nam trong thời gian tới. Qua đó, các giá trị văn hóa chính trị đặc trưng sẽ có những biến đổi nhất định và cần có những điều chỉnh để những giá trị đó tác động tích cực đến sự phát triển chung của đời sống xã hội cũng như đối với tiến trình dân chủ ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Hồng Minh (Trang 144 - 147)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w