- Đừng cho rằng bạn có thể dạy bảo người khác.
3.1.1. Bối cảnh Việt Nam từ 1986 đến Nay
* Trên bình diện kinh tế
Cơng cuộc Đổi Mới khởi đầu từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam vốn khơng theo một lộ trình định trước mà xuất phát từ việc giải quyết những yêu cầu cấp bách của đời sống thực tiễn. Mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã kìm hãm sức sản xuất cũng như gây rủi ro cho tính chính đáng quyền lực của Đảng cầm quyền, đã thúc đẩy một quá trình đổi mới tư duy toàn diện. Bắt đầu bằng các Chỉ thị 100, Khốn 10 của Ban bí thư trong nơng nghiệp, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành cải cách, mở cửa nền kinh tế theo một phương pháp độc đáo, kết hợp giữa cải cách từng bước (là
chủ yếu) với “liệu pháp sốc” [13, tr.25]3. Điều này đã mang lại những thành quả kinh tế đáng trân trọng với tốc độ tăng trưởng chưa từng có tiền lệ. Từ việc tự túc được lương thực đến xuất khẩu nông sản, vượt qua ngưỡng các nước thu nhập thấp, thoát khỏi bao vây cấm vận và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.
Những chính sách cải cách kinh tế ở tầm vĩ mơ cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến những biến đổi kinh tế ở phạm vi làng xã trong việc xác lập vai trị tự chủ của hộ gia đình trong sản xuất nơng nghiệp. Đó là q trình đi từ cơ chế giao khoán cho các hộ nơng dân đến hình thức các hộ gia đình được tự chủ trong sản xuất nông nghiệp trên những phần ruộng đã được giao ổn định, lâu dài. Điều này kích thích nền kinh tế hàng hóa tăng lên, 3 Những cải cách từng bước (gradualism) như về lao động, tiền lương, cải cách doanh nghiệp nhà nước, nông nghiệm… Những cải cách theo phương thức liệu pháp sốc (shock therapy) ở những lĩnh vực cần có chính sách thay đổi mạnh mẽ như từ bỏ hệ thống tem phiếu, hủy bỏ trợ cấp qua giá, chính sách hai gia chuyển sang hệ thống giá cả thị trường.
trong khi kinh tế tự túc tự cấp ngày càng giảm và thúc đẩy quá trình hội nhập mạnh mẽ của làng trên phương diện kinh tế, qua đó tác động khơng nhỏ đến việc tái cấu trúc các mối quan hệ gia đình, họ hàng, làng xã cũng như các mối quan hệ xã hội nói chung.
Sự nghiệp đổi mới đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất của khu vực và IMF đánh giá Việt Nam nằm trong Top 20 nền kinh tế đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu năm 2019. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đặc biệt, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên rõ rệt: năm 2019, năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam tăng 10 bậc so với năm 2018, đứng thứ 67/141 nền kinh tế. Chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2019 tăng 8 bậc so với năm 2015, xếp thứ 70/190 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với 224 đối tác, trong đó có hơn 70 nước là thị trường xuất khẩu của ta; có quan hệ với hơn 500 tổ chức quốc tế; 71 nước công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Đặc biệt, với việc tham gia 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương (15 FTA đã ký kết và 2 FTA đang đàm phán), Việt Nam trở thành tâm điểm của mạng lưới khu vực thương mại tự do rộng lớn, chiếm gần 90% GDP thế giới, góp phần gia tăng đan xen lợi ích của nước ta với hầu hết các đối tác hàng đầu khu vực và thế giới.
* Trên bình diện xã hội
Việt Nam chứng kiến chỉ số phát triển con người tăng ấn tượng từ 0,483 (1990) lên 0,704 (2019) [93], cùng với đó là những biến đổi quan trọng xuất phát từ những chính sách của thời kỳ Đổi Mới.
Thứ nhất, đó là sự xuất hiện của tầng lớp doanh nhân đã tạo ra thay đổi
đây là một cộng đồng đến từ các tầng lớp xã hội khác nhau và được phát triển chủ yếu vào thời kỳ Đổi Mới, và có thể coi đây là sản phẩm của bước ngoặt kinh tế chính trị theo hướng mở cửa hội nhập quốc tế ở Việt Nam [11, tr.253-261]. Doanh nhân thời kỳ Đổi Mới được đề cập ở đây nhấn mạnh là tầng lớp được chính sách đổi mới cơng nhận và phát huy vai trị, chứ khơng chỉ là lãnh đạo của các doanh nghiệp nhà nước từ mơ hình quản lý cũ. Bộ phận doanh nhân đó đến từ nhiều nhóm khác nhau như: Thợ thủ công, thương nhân (vốn là trụ cột của khối tư nhân trong thời kỳ trước Đổi Mới); doanh nhân ở các đơn vị liên doanh (vốn quy tụ các yếu tố quan trọng trong cạnh tranh như vốn, công nghệ và năng lực quản lý); doanh nhân Việt kiều (lực lượng biểu trưng của chính sách mở cửa và hội nhập, với dịng tiền lớn và ổn định); cán bộ công chức, quân nhân làm kinh tế tư nhân [64, tr.34-41]. Số lượng các doanh nghiệp tư nhân không ngừng tăng lên đồng nghĩa với sự tăng mạnh của tầng lớp doanh nhân trong cơ cấu thành phần giai tầng ở Việt Nam [104, tr.11]. Nó là một trong những yếu tố quan trọng đã tham gia vào sự biến đổi của xã hội Việt Nam sau Đổi mới cùng những biến đổi về kinh tế lẫn chính trị đi kèm.
Thứ hai, làn sóng di cư mạnh mẽ từ nơng thơn ra thành thị cùng với q
trình đơ thị hóa đã làm thay đổi nhịp sống ở các đơ thị lớn, song quan trọng hơn nó làm thay đổi đáng kể đời sống xã hội nơng thơn. Theo Trần Đình Hượu, “Đặc điểm của làng là cuộc sống đóng kín, đóng đến mức làng thành
một thế giới riêng, mọi người dân tự thấy đủ, có thể dựa vào thiết chế của làng, tinh thần cộng đồng làng… Sự ổn định của làng dựa vào tính cộng đồng và tính đóng kín đó” [38, tr.297]. Mặc dù vẫn tồn tại đặc điểm đóng
kín như vậy, song từ khi cơng cuộc Đổi Mới được tiến hành, tính đóng kín hồn tồn đó đã bị phá vỡ bởi dịng di cư mạnh mẽ từ nơng thơn đến đô thị và các khu công nghiệp. Theo số liệu điều tra năm 1999 và năm 2009, trong vịng 10 năm bình quân tỷ lệ di cư nông thôn - đô thị gia tăng 9,2% mỗi năm [6]. Khơng những thế, tỷ lệ trẻ hóa và nữ hóa của lao động di cư cũng tăng theo từng năm [49, tr.58-65]. Có thể nhấn mạnh rằng, việc người dân rời làng
quê đến các đô thị và khu công nghiệp là một trong những hiện tượng xã hội đáng lưu ý của quá trình hơn 30 năm Đổi Mới. Nó khơng chỉ làm thay đổi quy mô và cơ cấu dân số ở làng xã mà cịn tác động sâu sắc đến nhiều khía cạnh tinh thần của đời sống xã hội nói chung và cộng đồng làng xã nói riêng.
Thứ ba, sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ khơng chỉ
tạo lực đẩy cho sự chuyển dịch mạnh trong cơ cấu kinh tế, nó cịn mang đến những biến đổi sâu sắc về xã hội. Đó là sự biến đổi trong cách thức giao tiếp và kết nối cộng đồng. Ở đó, các mối quan hệ xã hội được mở rộng đa dạng hơn, mật độ giao tiếp thường xuyên hơn và lượng thông tin được trao đổi lớn hơn, phong phú và nhanh hơn. Hiện nay, internet đang phổ biến với hơn 73% dân số Việt Nam tương đương với 72 triệu người (tính đến tháng 1/2021) [34].
* Trên phương diện chính trị
Quá trình Đổi Mới bắt đầu từ những cải cách trong chính sách kinh tế đã nhanh chóng đặt ra u cầu cần có những thay đổi tương thích của hệ thống chính trị.
Trước tiên, đó là q trình đổi mới trong nhận thức của Đảng Cộng sản
Việt Nam về chức năng lãnh đạo và phương thức lãnh đạo, trong đó nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Sự đổi mới trong nhận thức của Đảng về chức năng lãnh đạo đã góp phần thúc đẩy q trình thể chế hóa cũng minh bạch hóa chức năng, nhiệm vụ giữa Đảng và Nhà nước; giữa các cơ quan cấp ủy đối với các cơ quan chính quyền theo nghĩa, Đảng lãnh đạo chỉ đạo chứ khơng can thiệp mang tính bao trùm, khơng tham gia vào các hoạt động quản lý của nhà nước. Đây là một bước tiến trong nhận thức của Đảng về chức năng lãnh đạo của Đảng so với thời kỳ trước. Tuy nhiên, do sự chi phối của nguyên tắc trực thuộc trong mối quan hệ giữa Đảng và Chính quyền khiến cho việc tách bạch chức năng nhiệm vụ và quá trình thể chế hóa gặp phải những khó khăn trên thực tế vốn xuất phát từ mâu thuẫn gốc trong quan hệ thẩm quyền. Đó là mâu thuẫn giữa cấp độ quyền lực và thẩm quyền
ủy nhiệm từ người dân) song lại chịu sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ. Trong khi Đảng với tư cách là chủ thể cầm quyền cần thiết phải kiểm sốt hoạt động của chính quyền để chính quyền thực hiện đúng ý chí của Đảng, qua đó đảm bảo tính đại diện lợi ích rộng rãi của Đảng, điều mà đã và đang được nhân dân ủng hộ.
Bên cạnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành đổi mới phương thức lãnh đạo. Lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, nghị quyết, chỉ thị vẫn là phương thức lãnh đạo cơ bản của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị từ trước đến nay. Tuy nhiên, nhận thức mới đối với phương thức lãnh đạo của Đảng là bên cạnh tính chính trị, Đảng đã nhấn mạnh hơn đối với yêu cầu về tính khoa học, tính khả thi của các chủ trương, nghị quyết. Chính bối cảnh mới đã đặt ra yêu cầu về năng lực mới của Đảng, qua đó tạo bước chuyển quan trọng của chủ thể Đảng cầm quyền trong thời kỳ Đổi Mới chính là: (i) Tinh gọn bộ máy Đảng, giảm bớt các cơ quan mang tính điều hành, can thiệp trực tiếp; (ii) Tập trung hơn vào các quyết định có tính hệ thống và dài hạn, đặc biệt là các vấn đề có tính đường lối và định hướng phát triển dài hạn.
Thứ hai, xuất phát từ u cầu của q trình quản trị cơng thời kỳ Đổi
mới đòi hỏi nhà nước cần đảm bảo tính hiệu quả và tính phục vụ với tư cách là chủ thể được ủy quyền về mặt pháp lý. Bối cảnh của nền kinh tế thị trường cùng sự trưởng thành trong nhận thức của người dân về các quyền của mình đã địi hỏi nhà nước phải có khung khổ pháp lý ổn định, công bằng (nhà nước pháp quyền); các quyết sách đưa ra phải có cơ sở khoa học (dựa trên lý tính); đặc biệt nhà nước đã phải chịu sự kiểm soát mạnh mẽ hơn từ đảng cầm quyền, từ các tổ chức chính trị - xã hội và từ người dân, nhằm hạn chế tình trạng tham nhũng, năng lực quản trị kém hiệu quả, thiếu minh bạch, cơng bằng. Những điều này tạo ra tính đáng tin
cậy của nhà nước hơn so với thời kỳ trước. Giai đoạn từ Đổi mới đến Nay,
có thể thấy ba chuyển biến quan trọng khi xem xét chủ thể Nhà nước, đó là: (i) Q trình luật hóa được đẩy mạnh (thể hiện sự phát triển của nhà
nước pháp quyền); (ii) Chuyên mơn hóa cao hơn (thơng qua hoạt động phân cấp, phân quyền); (iii) Quyền lực nhà nước được tăng cường kiểm sốt (được đề cập chính thức từ Đại hội XI).
Thứ ba, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội cơng dân
khác đã có bước phát triển mới, đặc biệt từ sau 1986, mặc dù các quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí, quyền thơng tin, quyền hội họp, lập hội đã được ghi nhận ở tất cả các bản Hiến pháp từ khi đất nước độc lập cho đến nay. Đối với các tổ chức chính trị - xã hội, là bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước ta, được hình thành theo ngun tắc tự nguyện, hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng của các thành viên. Từ 1990, khi nền kinh tế thị trường được công nhận và vận hành với sự phát triển ngày càng đa dạng hơn các lợi ích, Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ về số lượng của các tổ chức xã hội và ngày càng tác động đến việc ra các quyết định chính sách của chính phủ thơng qua hoạt động tham gia nghiên cứu, phản biện cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tư vấn và giám sát chính sách, chống tham nhũng; bảo trợ xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân; tham gia trong lĩnh vực xúc tiến thương mại,… Mặc dù vậy, thực tế cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề cản trở sự phát triển và hoạt động hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội cơng dân khác trong việc góp phần khắc phục những thất bại của nhà
nước và thị trường. Bên cạnh đó, mặt dù có bước phát triển về số lượng lẫn
chất lượng so với thời kỳ trước Đổi mới, song các tổ chức xã hội công dân khác vẫn chưa thực sự thu hút được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân bởi nhiều nguyên nhân về thủ tục pháp lý, động cơ cũng như nền tảng văn hóa chính trị hiện nay.
Nhìn chung, quá trình Đổi mới diễn ra cùng với thời điểm xu thế tồn cầu hóa đang được thúc đẩy mạnh mẽ đã mang lại những biến đổi chưa từng có tiền lệ cho Việt Nam trên mọi phương diện của đời sống cả về quy mô lẫn tốc độ. Bối cảnh này đặt ra những nhu cầu mới cho tiến trình dân chủ, địi hỏi Đảng cộng sản Việt Nam có những thay đổi quan trọng về mục tiêu dân
chủ thông qua các kỳ Đại hội Đảng. Những thay đổi trong tư duy của Đảng đã tạo cơ sở cho việc hiện thực hóa các nội dung dân chủ trên thực tiễn với những thành tựu đáng trân trọng, song cũng bộc lộ những hạn chế đi kèm.