Một số đặc điểm cơ bản về đại diện của công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Ngô Viết Huy_LKT4C_820351_8.2022 (Trang 28 - 30)

1.2. Khái quát về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

1.2.3. Một số đặc điểm cơ bản về đại diện của công ty cổ phần

Đại diện của CTCP có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, về chủ thể trong quan hệ đại diện: chủ thể của quan hệ đại diện trong CTCP bao gồm NĐDTPL và NĐD theo ủy quyền. NĐDTPL của CTCP phải là cá nhân và mỗi CTCP có thể có một hoặc nhiều NĐDTPL, NĐD theo ủy quyền của CTCP có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Người được đại diện trong quan hệ đại diện của CTCP ln ln là CTCP. Nói cách khác, CTCP luôn là một bên của quan hệ đại diện i, bao gồm cả đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Các giao dịch dân sự do NĐD của CTCP xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với CTCP với tư cách là người được đại diện. Điều này cũng có nghĩa là các quan hệ ủy quyền khác như cổ đông ủy quyền cho người

8 Tác giả sẽ phân tích sự chưa đầy đủ này tại chương 2.

9 Vì các quan hệ về đại diện cũng được quy định trong BLDS năm 2015. Trong trường hợp ủy quyền theo vụ việc và khơng được quy định trong Điều lệ của CTCP, thì việc ủy quyền sẽ tuân theo chủ yếu các quy định của BLDS năm 2015.

khác để thực hiện quyền cổ đông tại Đại hội đồng cổ đơng (ĐHĐCĐ) thì khơng thuộc phạm vi đại diện của CTCP.

Thứ hai, về cơ sở hình thành quan hệ đại diện: Quan hệ đại diện giữa CTCP với NĐD chủ yếu dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với cơng ty có phần vốn đa số của Nhà nước), điều lệ công ty hoặc văn bản ủy quyền, trong đó NĐD đồng ý với người được đại diện (CTCP) về phạm vi công việc đại diện, quyền hạn đại diện…

Thứ ba, về thù lao đại diện: NĐDTPL của CTCP là một nghề và là một trong số những người quản lý cơng ty, do đó khi thực hiện hoạt động đại diện theo pháp luật cho CTCP sẽ được hưởng thù lao cho hoạt động đại diện, khoản thù lao này thường là một khoản thu nhập cố định được ghi trong điều lệ hoặc quy chế hoạt động của CTCP hoặc hợp đồng lao động. Đối với NĐD theo ủy quyền của CTCP, việc NĐD theo ủy quyền có nhận thù lao hay không thường do hai bên thỏa thuận, số tiền có thể là cố định theo tháng hoặc theo vụ việc (thường đối với ủy quyền thực hiện một công việc cụ thể).

Thứ tư, về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ với người thứ ba: NĐD khơng nhân danh cá nhân mình, mà nhân danh và vì lợi ích của CTCP mà mình đại diện để tham gia quan hệ với người thứ ba. Vì vậy quyền và nghĩa vụ này thuộc về công ty được đại diện.

Thứ năm, về quy tắc đạo đức nghề nghiệp: bên cạnh các nghĩa vụ, trách nhiệm luật định như: thực hiện các quyền và nghĩa vụ đượci giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; khơng sử dụng thơng tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác, NĐD của CTCP phải tuântheo quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm đảm bảo uy tín, danh dự của CTCP mà mình đại diện. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam chưa hình thành hiệp hội những NĐD cơng ty, do đó các quy tắc đạo đức này chủ yếu vận dụng từ bộ nguyên tắc quản trị công ty của OECD hoặc tồn tại trong các điều lệ, quy chế của công ty, trong hợp đồng lao động, hợp đồng ủy quyền.

Một phần của tài liệu Ngô Viết Huy_LKT4C_820351_8.2022 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)