Căn cứ xác lập quyền đại diện của người đại diện theo pháp luật của công

Một phần của tài liệu Ngô Viết Huy_LKT4C_820351_8.2022 (Trang 30 - 32)

1.2. Khái quát về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần

1.2.4. Căn cứ xác lập quyền đại diện của người đại diện theo pháp luật của công

cổ phần

Có ba căn cứ để xác lập quyền đại diện của NĐDTPL của DN, đó là: Theo điều lệ của DN, theo quy định của pháp luật và theo quyết định của Tòa án.

1.2.4.1. Theo điều lệ của doanh nghiệp

Căn cứ này chỉ đặt ra đối với NĐDTPL trong loại hình CTCP, cơng ty trách nhiện hữu hạn hay công ty hợp danh, mà không đặt ra đối với DN tư nhân, bởi vì DN tư nhân khơng có Điều lệ. BLDS năm 2015 cũng đã có quy định thống nhất với Luật DN năm 2020 khi bổ sung căn cứ xác lập quyền đại diện là “theo Điều lệ của pháp nhân”. Xét ở khía cạnh đảm bảo quyền tự do kinh doanh, Luật DN năm 2020 cho DN được toàn quyền quyết định số lượng NĐDTPL, tạo điều kiện cho DN có thể hội nhập nhanh hơn, tận dụng mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật. Đồng thời, quy định này sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc cho DN trong trường hợp NĐD duy nhất của DN bất hợp tác, không thực hiện các yêu cầu của thành viên hoặc cổ đơng trong q trình quản lý, điều hành DN, trong nội bộ cũng như giao dịch với bên ngồi cơng ty. Tuy nhiên, có thể sẽ gây khó khăn trong q trình vận dụng, vì điều lệ của pháp nhân là quy định nội bộ để ràng buộc những người của pháp nhân. Thực tế, điều lệ của pháp nhân thường rất dài, khó hiểu, và đối tác thường khơng đọc toàn bộ điều lệ của pháp nhân mỗi khi xác lập giao dịch với pháp nhân… chưa kể đến trường hợp điều lệ pháp nhân thay đổi theo thời gian và vì q dài nên có thể có những trang bị thay thế mà đối tác không thể kiểm chứng. Hơn nữa, các đối tác của công ty không phải lúc nào cũng tiếp cận được điều lệ và khơng bảo đảm việc xác định được chính xác nội dung phân quyền, cũng như bản điều lệ nào có hiệu lực thật sự.

Theo Điều 12 Luật DN năm 2020 quy định về người đại diện của CTCP: CTCP có thể có một hoặc nhiều NĐDTPL, số lượng NĐDTPL được điều lệ công ty quy định cụ thể và nếu công ty có nhiều hơn một NĐDTPL thì Điều lệ cơng ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng NĐDTPL. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng NĐDTPL chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi NĐDTPL của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của DN trước bên thứ ba; tất cả NĐDTPL phải

chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho DN theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, điều lệ của công ty phải quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL của DN. Pháp luật đã trao cho DN quyền tự định đoạt số lượng, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trong điều lệ, tức là điều lệ là căn cứ để xác lập quyền đại diện của NĐDTPL. Điều này phần nào thể hiện nguyên tắc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của DN cũng như quyền định đoạt của chủ sở hữu DN. Mặc dù, pháp luật có những quy định mở trao cho DN quyền tự định đoạt một số vấn đề về NĐDTPL vào điều lệ của công ty, nhưng các nội dung được quy định trong điều lệ của công ty không được trái với quy định của pháp luật. Chẳng hạn đối với CTCP có nhiều NĐDTPL thì điều lệ của cơng ty không được phép quy định: “Tất cả những NĐDTPL của cơng ty đều có thể cư trú ở nước ngồi”, bởi vì Luật DN năm 2020 quy định DN phải đảm bảo ln có ít nhất một NĐDTPL cư trú tại Việt Nam.

1.2.4.2. Theo quy định của phá ip luật

Trong khuôn khổ giới hạn của luận văn này, tác giả chỉ đối chiếu quy định của pháp luật đối với loại hình CTCP, thì: Điều lệ CTCP sẽ quy định về số lượng, chức danh, quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL (như đã phân tích trên). Trái lại, nếu Điều lệ CTCP khơng quy định, thì trong trường hợp này pháp luật cũng đã dự liệu trước bằng cách quy định những NĐDTPL đương nhiên của CTCP. Cụ thể, trường hợp chỉ có một NĐDTPL thì chủ tịch HĐQT hoặc giám đốc hoặc tổng giám đốc là NĐDTPL của công ty; trường hợp có hơn một NĐDTPL, thì chủ tịch HĐQT và giám đốc hoặc tổng giám đốc đương nhiên là NĐDTPL của công ty. Những quy định của pháp luật nêu trên là căn cứ quan trọng để xác lập quyền đại diện cho NĐDTPL của CTCP.

1.2.4.3. Theo quyết định của Tòa án

Trong một số trường hợp đặc biệt, để đảm bảo cho quá trình tố tụng tại Tịa án được diễn ra theo đúng trình tự thủ tục, Tịa án có thẩm quyền sẽ chỉ định NĐDTPL của DN. Tại khoản 1 Điều 87, và khoản 1 Điều 88 BLTTDS năm 2015 quy định i: Toà án phải chỉ định NĐDTPL của DN để tham gia tố tụng tại Tòa án trong những trường hợp sau:

Một là, nếu NĐDTPL của DN cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với DN mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của DN.

Hai là, nếu NĐDTPL đang là NĐDTPL trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác, mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của DN trong cùng một vụ việc. Có thể lý giải cho việc quy định này của pháp luật tố tụng nhằm tránh xung đột về lợi ích của cá nhân NĐDTPL và DN mà họ đại diện. Cũng theo khoản 2 Điều 47 Luật Phá sản năm 2014, trường hợp xét thấy NĐDTPL của DN khơng có khả năng điều hành, DN có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật Phá sản năm 2014, thì thẩm phán ra quyết định thay đổi NĐDTPL của DN theo đề nghị của chủ nợ hoặc Quản tài viên, DN quản lý, thanh lý tài sản.

Trong những trường hợp nêu trên, không phụ thuộc vào điều lệ của DN hay ý chí của chủ sở hữu DN, Tòa án có quyền chỉ định NĐDTPL cho DN để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng tại Tòa án. Cần lưu ý là pháp luật Việt Nam chỉ trao quyền chỉ định NĐDTPL của DN nói chung và NĐDTPL của CTCP nói riêng cho Tịa án. Vì vậy, khi tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài thì trọng tài thương mại khơng có quyền chỉ định NĐDTPL của cơng ty.

Một phần của tài liệu Ngô Viết Huy_LKT4C_820351_8.2022 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)