Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ngô Viết Huy_LKT4C_820351_8.2022 (Trang 83 - 84)

3.3. Một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp và Nhà nước

3.3.1. Đối với doanh nghiệp

Đối với CTCP, vai trò của NĐDTPL là rất cần thiết, nên những người chủ sở hữu công ty phải rất chú ý đến việc lựa chọn, giao nhiệm vụ và kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ của NĐDTPL.

CTCP cần đào tạo và nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật của các chủ thể trong quan hệ đại diện. Bên cạnh một hệ thống pháp luật hoàn thiện, hiện đại và nâng cao năng lực quản lý của cơ quan nhà nước, một yêu cầu quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật là các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật cần nâng cao nhận thức và ý thức tơn trọng pháp luật.

CTCP cần có cơ chế cơng khai về sự phân định thẩm quyền đại diện giữa những NĐDTPL và việc phân định thẩm quyền được xác định theo hướng phân công theo chức năng, nhiệm vụ, khơng quy định theo hướng liệt kê nhằm tránh tình trạng chồng chéo, thậm chí là phạm vi đại diện không bao quát được hết thẩm quyền của người đại diện, bên cạnh đó cũng cần cơng bố trên trang website chính thức Cổng thơng tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia, website riêng của công ty hoặc c nhằm giúp bên thứ ba tiếp nhận thông tin.

Điều 137 và Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đại diện theo pháp luật của pháp nhân và phạm vi đại diện. Theo đó trong một số trường hợp xử lý những giao dịch đòi hỏi phải được sự chấp thuận của tất cả các đại diện theo pháp luật hoặc những giao dịch mà công ty ký với đối tác nhưng một trong số NĐDTPN phản đối, thì cần xem xét kỹ hơn, nhưng đối với các trường hợp điều lệ công ty đã quy định rõ về phạm vi đại diện của từng NĐDTPN, thì người đại diện theo pháp luật được xem là có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện trong phạm vi đại diện, hay nói cách khác, DN phải chịu trách nhiệm dân sự đối với những giao dịch trong phạm vi đại diện. Cịn nếu điều lệ cơng ty không quy định về

việc phân chia thẩm quyền giữa những NĐDTPN, thì bất cứ NĐDTPN nào ký kết, xác lập hợp đồng vì lợi ích DN cũng đều ràng buộc trách nhiệm của DN.

Đối với các CTCP quy mơ lớn thì việc có nhiều NĐDTPL là cần thiết. Tuy nhiên, một cơng ty có nhiều NĐDTPL cũng có thể có những rủi ro nhất định. Vì vậy, tác giả khuyến nghị sử dụng các mơ hình sau để tận dụng được ưu điểm của mơ hình một cơng ty có nhiều NĐDTPL đồng thời khắc phục được những nhược điểm của mơ hình này.

Một là, mơ hình về sự phân định thẩm quyền đại diện phù hợp với chức vụ, chức vụ sẽ đảm bảo được tiếng nói và sự uy phong của người đại diện, do đó thẩm quyền quản lý của từng NĐDTPL cũng được khẳng định rõ ràng hơn. Chẳng hạn như NĐDTPL là tổng giám đốc sẽ đại diện cho công ty trong việc ký hợp đồng, giao dịch… liên quan đến các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý nhân sự của công ty. Hai là, mơ hình về sự phân định thẩm quyền đại diện cho NĐDTPL phụ trách theo lĩnh vực điều hành trực tiếp.

Ba là, mơ hình về sự phân định thẩm quyền đại diện cho NĐDTPL theo phạm vi địa bàn, khu vực phụ trách.

Bốn là mơ hình phân định thẩm quyền đại diện cho NĐDTPL giá trị giao dịch, hợp đồng hay theo quy mô của từng hợp đồng..

Một phần của tài liệu Ngô Viết Huy_LKT4C_820351_8.2022 (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)