Phương hướng hoàn thiện pháp luật về người đại diện theo pháp luật của công

Một phần của tài liệu Ngô Viết Huy_LKT4C_820351_8.2022 (Trang 69 - 70)

công ty cổ phần

Xuất phát từ thực tiễn của các DN cho thấy nhu cầu hoàn thiện về NĐDTPL trong CTCP trong giai đoạn hiện nay và sau này là cần thiết.

Để định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật đúng đắn thì các nhà hoạch định chính sách phải căn cứ vào các điều kiện kinh tế - xã hội, yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Thứ nhất, trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về doanh nghiệp cần có các giải pháp hoàn thiện pháp luật về NĐDTPL trong CTCP và được thể hiện cụ thể như:

- Pháp luật cần tiếp tục hiện thực hóa đầy đủ quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp và phải đảm bảo theo nguyên tắc của DN và được quyền kinh doanh tất cả ngành nghề mà pháp luật cho phép.

- Đưa ra các quy định về thể chế hóa vấn đề có thể phát sinh mới và bổ sung thêm các quy định về thể chế hóa về pháp lý DN xã hội nhằm tạo cơ sở thúc đẩy sự phát triển loại DN này như một phương thức mới giải quyết vấn đề xã hội đặc thù của quản trị DN nhà nước, nhất là DN 100% sở hữu nhà nước;

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về NĐDTPL trong CTCP phải được tiến hành trên cơ sở kế thừa, sửa đổi, tiếp tục phát huy kết quả và tác động tích cực của các cải cách trong hệ thống pháp luật tư, đặc biệt là BLDS, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về NĐDTPL trong CTCP trong giai đoạn hiện nay và sau này là phải đồng bộ, tránh mâu thuẫn chồng chéo, đồng thời phải có tính ổn định và tính khả thi cao. Chú trọng các vấn đề cần đổi mới, hoàn thiện, thể chế, cơ chế, những vấn đề hạn chế, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Ngô Viết Huy_LKT4C_820351_8.2022 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)