3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về NĐDTPL của CTCP
3.2.1. xuất hoàn thiện quy định về người đại diện theo pháp luật của công
cổ phần
Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 12 LDN năm 2020: Bổ sung thêm quy định về nội dung chủ yếu của văn bản ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL, trong đó có đề cập đến nội dung về thời hạn ủy quyền; phạm vi quyền và nghĩa vụ được ủy quyền; sửa đổi nội dung về trách nhiệm của NĐDTPL khi người được ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL. Đề xuất sửa đổi khoản 3 Điều 12 Luật Doanh nghiệp theo hướng thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự về xác lập quyền đại diện.
Khoản 3 Điều 12 LDN được viết lại thành: “Doanh nghiệp phải bảo đảm ln có ít nhất một NĐDTPL cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người NĐDTPL cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL. Trường hợp này, NĐDTPL vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền NĐDTPL về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Đề xuất, sửa đổi quy định tại khoản 6 Điều 12 LDN năm 2020: Đề xuất bổ sung thêm cụm từ “là cá nhân” để bảo đảm tính đầy đủ và khả thi của Điều luật, đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 về việc xác định chủ thể làm NĐDTPL của DN là cá nhân. Khoản 6 Điều 12 LDN năm 2020 được
viết lại thành: “Đối với cơng ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên “là cá nhân”, nếu có thành viên là cá nhân làm NĐDTPL của cơng ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì thành viên cịn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty”.
Bên cạnh đó đ ề xuất hồn thiện quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần:
Một là: Bổ sung quy định HĐQT được chỉ định NĐDTPL trong trường hợp CTCP có nhiều NĐDTPL nhưng đều xuất cảnh khỏi Việt Nam mà không ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL hoặc đều bị tạm giam, tù giam, chết, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Quy định hiện hành tại khoản 5 Điều 12 LDN 2020 chỉ có thể áp dụng để HĐQT chỉ định NĐDTPL đối với CTCP chỉ có một NĐDTPL, vì nhà làm luật chưa giả định hết các khả năng xảy ra khi CTCP có nhiều NĐDTPL nhưng đều rơi vào trường hợp không thể thực hiện nghĩa vụ của người đại diện. Trên thực tế tại Việt Nam kể từ khi LDN 2020 có hiệu lực, quy định về việc CTCP có thể có nhiều NĐDTPL thực chất chưa được các CTCP mặn mà, do đó việc tất cả NĐDTPL của CTCP cùng xuất cảnh khỏi Việt Nam nhưng không ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của NĐDTPL trên thực tế chưa xảy ra, tuy nhiên cùng với sự phát triển mạnh của các loại hình DN, pháp luật cần dự liệu trường hợp nói trên có thể xảy ra trên thực tế, do đó cần có quy định để tạo hành lang pháp lý cho các công ty thực hiện.
Hai là: Bổ sung quy định về thời hạn đại diện theo pháp luật (theo nhiệm kỳ hoặc theo hợp đồng lao động). LDN 2020 chỉ quy định nhiệm kỳ của HĐQT, Chủ tịch HĐQT, GĐ/TGĐ mà không quy định về thời hạn đại diện của NĐDTPL. Từ đó dẫn đến cách hiểu thiếu thống nhất là thời hạn đại diện để người đại diện thực hiện chức năng đại diện theo pháp luật sẽ gắn với nhiệm kỳ của chức vụ mà người đó đang
giữ (Chủ tịch HĐQT hoặc GĐ/TGĐ). Nhưng trên thực tế giữa chức năng đại diện và chức vụ quản lý là hai vấn đề khác nhau; mặt khác khi CTCP có nhiều NĐDTPL thì có những NĐDTPL có thể khơng phải là Chủ tịch HĐQT hay GĐ/TGĐ, vậy thời hạn đại diện được xác định như thế nào. LDN thiếu quy định và hướng dẫn về thời hạn đại diện của NĐDTPL và các điều lệ của CTCP mà tác giả có điều kiện nghiên cứu đều khơng quy định thời hạn đại diện của NĐDTPL. Từ đó nếu có tranh chấp xảy ra và áp dụng theo điều 140 BLDS 2015 để xác định thời hạn đại diện là 01 năm kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện sẽ là hết sức vơ lý. Do đó, LDN cần bổ sung quy định về thời hạn đại diện theo pháp luật làm cơ sở để các CTCP khi xây dựng Điều lệ có sự rạch rịi giữa thời hạn đại diện của người đại diện theo pháp luật với nhiệm kỳ của người quản lý công ty. Theo tác giả kiến nghị, LDN bổ sung quy định thời hạn đại diện theo pháp luật của CTCP nên quy định theo hướng mở là do CTCP quyết định và ghi rõ trong Điều lệ.
3.2.2. Đề xuất hoàn thiện quy định về ủy quyền của công ty cổ phần
Một là: Sửa đổi quy định đại diện theo ủy quyền của chi nhánh, văn phòng đại diện của CTCP để phù hợp với điều kiện chủ thể đại diện. Khoản 1, Điều 138 BLDS 2015 quy định “cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”; Theo quy định tại khoản 1, Điều 84 BLDS 2015: “chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân”. Tuy nhiên, Điều 44 LDN 2020 xác định chi nhánh “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”, cịn văn phịng đại diện “có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phịng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp”. Như vậy, nếu Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chi nhánh và văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp là mâu thuẫn với quy định của BLDS 2015 về đại diện ủy quyền, bởi chủ thể được ủy quyền phải là cá nhân hoặc pháp nhân. Do đó, để phù hợp với quy định chung của BLDS về đại diện theo ủy quyền, vấn đề đại diện theo
ủy quyền của chi nhánh, văn phòng đại diện quy định tại Điều 44 LDN 2020 nên được xem xét để điều chỉnh lại như sau: i) Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện tồn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp ủy quyền cho một hoặc nhiều người tại chi nhánh làm người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp phù hợp với phạm vi ngành nghề kinh doanh của chi nhánh. ii) Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; doanh nghiệp ủy quyền cho một hoặc nhiều người tại văn phòng đại diện được đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.
Hai là: Hệ thống hóa các trường hợp đại diện theo ủy quyền trong công ty cổ phần nhằm đảm bảo tính chặt chẽ và thống nhất. Ngồi quy định về đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức được LDN quy định khá cụ thể; các quy định liên quan đến đại diện theo ủy quyền khác trong CTCP bao gồm CTCP là một bên của quan hệ đại diện và các trường hợp cổ đông cá nhân ủy quyền cho người khác thực hiện quyền của cổ đông trong LDN hiện nay đang quy định khá tản mạn. Do đó cần có sự tổng hợp, bổ sung thành một điều luật về đại diện theo ủy quyền nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất trong áp dụng.
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện quy định về phạm vi thẩm quyền của người đại diện theo
pháp luật của công ty cổ phần i
Luật DN quy định DN được quyền quy định nhiều hơn một NĐDTPL. Mặt khác tại Điều 91 BLDS lại quy định đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền về đại diện của pháp nhân. Điều 12 Luật DN năm 2020 quy định NĐDTPL của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp i, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. CTTNHH và CTCP có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của NĐDTPL của DN.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, ngoài đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền, nhiều chủ thể khác cũng được quyền nhân danh doanh nghiệp trong những hoạt động khác nhau, chẳng hạn như: theo quy định tại Điều 64, Điều 81, Điều 99 thì Giám đốc hay Tổng giám trong CTTNHH có quyền ký hợp đồng, thỏa thuận nhân danh công ty để thực hiện quyền đại diện. Hoặc theo Điều 79; Điều 90 thì hội đồng thành viên cũng có thể nhân danh cơng ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của giám đốc hoặc tổng giám đốc;
Tại Điều 80 quy định chủ tịch công ty đại diện công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty nhưng trừ các quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc hoặc giám đốc như: Điều 149 quy định Hội đồng quản trị thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đơng và có tồn quyền đại diện nhân danh công ty để quyết định mọi việc liên quan đến quá trình phát triển và kinh doanh của cơng ty. Cịn tại Điều 50 Luật quy định các thành viên trong cơng ty lại có quyền nhân danh công ty để khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với chủ tịch Hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác. Bên cạnh đó điều 161 thì quyền nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc lại thuộc quyền của các cổ đơng hay nhóm cổ đơng sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06.
Có thể thấy Luật DN năm 2020 cũng chưa rõ các chủ thể nêu trên khi mà quyền nhân danh công ty của họ như đã trích dẫn là do pháp luật quy định, chứ không phải do được ủy quyền được coi là “đại diện theo pháp luật” của cơng ty khơng.
Từ đó tác giả muốn kiến nghị Luật cần có những quy định mang tính nguyên tắc về trách nhiệm liên đới hay riêng lẽ của các đại diện theo pháp luật; thẩm quyền của các đại diện theo pháp luật trong việc ký kết hợp đồng, giao dịch nhân danh công ty; những giao dịch hợp đồng mà đòi hỏi phải được sự chấp thuận của tất cả các đại diện theo pháp luật; hiệu lực của hợp đồng, giao dịch của công ty đối với người thứ ba trong trường hợp một đại diện theo pháp luật phản đối văn bản mà người đại diện theo pháp luật khác đã ký kết và kiến nghị rằng, một mặt luật nên trao quyền tự chủ cho Điều lệ của các CTCP, từ các quy định nội bộ của công ty, công ty sẽ tự quyết định
những vấn đề cụ thể liên quan đến số lượng người đại diện theo pháp luật; chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn của các đại diện theo pháp luật; cơ chế giám sát lẫn nhau các đại diện theo pháp luật; xác định thẩm quyền của những người cùng là đại diện theo pháp luật công ty nhưng khác nhau về chức danh quản lý.
Bên cạnh đó cũng cần bổ sung các quy định như:
Một là: Trong trường hợp CTCP có hơn một NĐDTPL, thì thẩm quyền của từng NĐDTPL phải được thông báo chi tiết với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn được xác định cụ thể kể từ ngày doanh nghiệp có quyết định cử NĐDTPL. Nội dung này được cơ quan nhà nước công khai công bố theo hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Thực tế, hiện nay thông tin về doanh nghiệp đăng trên Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia cịn rất ít. Trường hợp cơng ty có nhiều người đại diện theo pháp luật thơng tin được đăng chỉ có tên của người đại diện, mà không chi tiết cụ thể về thẩm quyền, chức vụ của từng người. Bởi vậy, mà quy định bắt buộc doanh nghiệp phải công khai thẩm quyền của NĐDTPL sẽ hạn chế tối đa rủi ro tranh chấp hợp đồng cho các DN, khi bên muốn giao dịch bị tun vơ hiệu có thể tìm cách thay đổi thẩm quyền của NĐDTPL trong điều lệ. Do đó, sự tham gia của Nhà nước rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CTCP.
Hai là, về phía CTCP: CTCP cần có cơ chế công khai về sự phân định thẩm quyền đại diện giữa những NĐDTPL như cơng bố trên trang website chính thức Cổng thơng tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia, website riêng của CTCP hoặc các hình thức khác nhằm giúp bên thứ ba tiếp nhận thông tin. Bên cạnh đó, việc phân định thẩm quyền được xác định theo hướng phân công theo chức năng, nhiệm vụ, khơng quy định theo hướng liệt kê nhằm tránh tình trạng chồng chéo, thậm chí là phạm vi đại diện không bao quát được hết thẩm quyền của người đại diện.
Trong trường hợp xử lý những giao dịch đòi hỏi phải được sự chấp thuận của tất cả các đại diện theo pháp luật hoặc những giao dịch mà CTCP ký với đối tác nhưng một trong số người đại diện theo pháp luật phản đối, thì cần xem xét kỹ hơn Điều 137 và Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đại diện theo pháp luật của pháp
nhân và phạm vi đại diện. Trường hợp điều lệ công ty không quy định về việc phân chia thẩm quyền giữa những NĐDTPL, thì bất cứ NĐDTPL nào ký kết, xác lập hợp đồng vì lợi ích CTCP cũng đều ràng buộc trách nhiệm của CTCP. Trường hợp điều lệ công ty đã quy định rõ về phạm vi đại diện của từng NĐDTPL, thì người đại diện theo pháp luật được xem là có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện trong phạm vi đại diện, hay nói cách khác, CTCP phải chịu trách nhiệm dân sự đối với những giao dịch trong phạm vi đại diện. Tác giả cho rằng, quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Doanh nghiệp năm 2020 về trách nhiệm dân sự của CTCP là hợp lý. Tuy nhiên, những quy định này vẫn còn tồn tại những kẽ hở, chưa thực sự triệt để, bảo vệ được quyền lợi của doanh nghiệp trong giao dịch. Theo các văn bản pháp luật này, CTCP không phải chịu trách nhiệm về giao dịch dân sự do người khơng có quyền đại diện, vượt q thẩm quyền đại diện xác lập trừ trường hợp người được đại diện đã công nhận giao dịch; người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người