theo các nội dung sau:
Chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm thực hiện khá tốt các nội dung hoạt động, hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở cơ sở.
Khảo sát trong 5 năm gần đây, chính quyền các xã của huyện Gia Lâm đã xác định rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng nông thôn mới là then chốt, khai thác hiệu quả các nguồn lực, nỗ lực vươn lên trong xây dựng nông thôn mới thể hiện ở các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở các xã, thị trấn thuộc huyện Gia Lâm đều đạt kết quả và phát triển tốt. Kinh tế của tất cả các xã trên địa bàn huyện đều phát triển khá. Trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện đều đạt khá, kể cả các xã thuần nông và làng nghề truyền thống. Kinh tế các xã của huyện liên tục phát triển và tăng trưởng khá, bình quân đạt 13,58%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng công nghiệp - tiểu thủ công - xây dựng cơ bản chiếm 54,3%; thương mại dịch vụ chiếm 26,3%; nông lâm thuỷ sản chiếm 19,4%. Theo số liệu thống kê, giá trị sản xuất cơng nghiệp ngồi quốc doanh năm 2008 của Gia Lâm đạt gần 603 triệu đồng. Hết quý I/2009, giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng 10,96% so với quý I năm 2008, trong đó thương mại dịch vụ 16,7%, công nghiệp xây dựng tăng 12,2%. Là khu vực nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội, Gia Lâm có giá trị sản xuất nơng, thủy sản ngày càng tăng trưởng. Trồng trọt tăng bình qn 1,5%, chăn
ni tăng 5,6%, thủy sản tăng 10,2%; diện tích rau an tồn đạt 60%. Một số cây trồng hiệu quả kinh tế thấp có xu hướng giảm dần, được thay thế bằng các diện tích cây ăn quả, rau hoa, cây cảnh có hiệu quả kinh tế cao hơn. Gia Lâm cũng đã hình thành các vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại các xã Văn Đắc, Lệ Chi, Đặng Xá, Đông Dư... Huyện Gia Lâm phấn đấu đến năm 2010, 100% diện tích rau trên địa bàn đều được sản xuất theo quy trình rau an toàn.
Huyện Gia lâm cũng là địa phương tập trung nhiều làng nghề truyền thống như Bát Tràng (sản xuất gốm sứ), Kiêu Kỵ (dát bạc, sơn son thếp vàng, đồ gỗ), Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh thuốc Bắc, bn bán vải vóc)… Đó là những làng nghề nổi tiếng của cả nước, với nghề truyền thống lâu đời và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
Hiện nay, huyện Gia Lâm và chính quyền cấp xã đã và đang triển khai đề án xây dựng nông thôn mới. Đã xây dựng đề án với nỗ lực cao, với mục tiêu là 65% số xã (13 xã, bao gồm cả xã điểm Đa Tốn) đạt các tiêu chí nơng thơn mới vào năm 2015 và 100% số xã đạt các tiêu chí nơng thơn mới năm 2020. Năm 2011, huyện chỉ đạo hồn thành đề án nơng thôn mới tại 100% số xã. Đặc biệt, để nâng cao đời sống và thu nhập cho người dân theo tiêu chí nơng thơn mới, từ nay đến năm 2015, Gia Lâm đã ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm đã đẩy mạnh phát văn hoá, giáo dục, xã hội, đạt được nhiều kết quả tích cực, tiến bộ.
Ngành giáo dục của huyện Gia Lâm 5 năm liền là đơn vị dẫn đầu khối huyện ngoại thành Hà Nội, có 34/70 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt 40%. Chính quyền cấp xã chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, các xã, thị trấn cũng như huyện Gia Lâm chủ trương giữ vững quy mô, số lượng trường lớp để tập trung nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học. Năm
2007 - 2008, đã có 15 giáo viên và 119 học sinh đạt danh hiệu giáo viên giỏi, học sinh giỏi trong các hội thi cấp thành phố.
Chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm rất chú trọng đến việc xây dựng đời sống văn hố tinh thần cho người dân, đã tích cực, chủ động tập trung đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động lớn như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố mới”... Trên cơ sở đó, chính quyền cấp xã giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân địa phương sống theo pháp luật, ra sức xây dựng quê hương, xây dựng thơn, xã giàu mạnh. Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hoá” ngày càng đi vào chiều sâu trên địa bàn tồn huyện, 100% thơn làng truyền thống được đầu tư xây dựng nhà văn hoá. Đặc biệt, lễ hội Thánh Gióng được UNESCO cơng nhận là di sản văn hố phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trong những năm gần đây, đời sống của người dân các xã ở huyện Gia Lâm đã được nâng lên một cách rõ rệt. Năm 2008, tồn huyện đã có hơn 10.000 lao động của huyện được tạo việc làm và có thu nhập ổn định; số hộ nghèo giảm cịn 2,3%; xóa xong nhà dột nát; 100% xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn; 22 trường học đạt chuẩn quốc gia; 100% các đường liên thơn, xã được bê tơng hóa. Các xã trên địa bàn huyện ln giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, lực lượng công an - quân sự liên tục đạt danh hiệu đơn vị quyết thắng.
* Tổ chức bộ máy của chính quyền vững mạnh, hoạt động hiệu quả; đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã huyện Gia Lâm phát huy tốt vai trị, trách nhiệm của mình, hồn thành tốt nhiệm vụ.
Đảng bộ Gia Lâm hiện có 7.850 đảng viên sinh hoạt ở 47 chi bộ đảng trực thuộc 22 xã, thị trấn, 5 chi bộ ở đơn vị hành chính sự nghiệp, 4 chi bộ ở khối doanh nghiệp (có chi bộ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân), 2 chi bộ ở lực lượng vũ trang và 14 chi bộ cơ sở trực thuộc
huyện ủy. Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIX của Đảng bộ huyện Gia Lâm và Chương trình số 08-CTr/HU ngày 28-8-2006 của huyện ủy về “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng giai đoạn 2006 - 2010”, Ban chủ nhiệm Chương trình số 08-CTr/HU đã xây dựng Đề án về “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã, thị trấn giai đoạn 2007 - 2015”.
Cơng tác kiện tồn đội ngũ cán bộ được chú trọng, cán bộ được bố trí, sắp xếp theo hướng đúng người, đúng việc, phát huy được năng lực của từng cán bộ. Nhiều cán bộ nữ, cán bộ trẻ có trình độ được bổ nhiệm, đề bạt vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý. Đến nay đã chọn lựa được 23 đồng chí bí thư, phó bí thư đảng ủy, 16 đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND xã, thị trấn; tuyển dụng 108 công chức xã, thị trấn góp phần ổn định tổ chức bộ máy, hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 44,45% số cán bộ được hỏi, 56,29% người dân được hỏi cho rằng chất lượng hoạt động chính quyền cấp xã của huyện Gia Lâm về quản lý nhà nước là tốt; chỉ số tương ứng đối với chất lượng hoạt động kiểm tra giám sát của chính quyền cấp xã là 49,81% và 52,01% đánh giá là tốt. Chỉ số tương ứng về chất lượng hoạt động xây dựng các tổ chức và đoàn thể của chính quyền cấp xã được đánh giá tốt là: 61,05% và 46,28% (Biểu tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến của luận văn). Như vậy, các nội dung hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm đều được thực hiện và đạt được yêu cầu đối với chính quyền cấp xã, có chất lượng và hiệu quả cụ thể.
Công tác quy hoạch cán bộ dần đi vào nền nếp, thực hiện một cách chủ động, nghiêm túc theo ngun tắc dân chủ, cơng khai. Có 361 lượt đồng chí được quy hoạch vào Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015 và các chức danh chủ chốt của tổ chức đảng, HĐND, UBND, trưởng các đồn thể chính trị. Tại đại hội đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2010 - 2015, có trên 98% số cấp ủy viên trúng cử nằm trong diện quy hoạch; 97,5% số cán bộ trong quy hoạch trúng cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2011 - 2016 và được bầu giữ các chức danh chủ
chốt của xã, thị trấn. Đối với đội ngũ cán bộ trẻ, huyện đã quy hoạch 163 đồng chí dưới 40 tuổi, 27 đồng chí dưới 30 tuổi. Qua khảo sát cho thấy, có đến 48,25% số cán bộ được hỏi đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã là tốt; 66,91% người dân được hỏi đánh giá tốt về đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã (Biểu tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến của luận văn). Điều đó cho thấy đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hoàn thành khá tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
* Đại đa số người dân tin tưởng và hài lịng cao đối với các hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Kết quả hoàn thành nhiệm vụ và các mặt, các nội dung hoạt động của chính quyền cấp xã, cũng như phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã đã làm cho đại đa số người dân ở các xã, thơn, xóm tin tưởng và hài lịng cao đối với các hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm. Đây là thành tựu quan trọng, phản ánh sâu sắc chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn. Hiện nay, nơng thơn tồn huyện Gia Lâm đã và đang hình thành theo hướng mỗi làng, mỗi xã gắn với một sản phẩm nơng sản, hàng hóa điển hình; đời sống kinh tế của người dân ngày càng được nâng cao, diện mạo nơng thơn có nhiều khởi sắc. Vì thế, người dân càng thêm tin tưởng vào tổ chức đảng và chính quyền cơ sở, cũng như đội ngũ cán bộ, đảng viện ở cơ sở. Điều đó đã tạo nên sự gắn bó giữa người dân và chính quyền cấp xã và đội ngũ cán bộ chính quyến cấp xã càng trở nên mật thiết, tạo động lực quan trọng cho các xã, thị trấn, các thơn, xóm và cả huyện Gia Lâm tiếp tục phát triển vững chắc.