Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội hiện nay (Trang 89 - 95)

nhiên, mỗi một tổ chức cần thực hiện nội dung, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo khác nhau theo chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức.

Hoạt động của HĐND và UBND huyện phải bám sát cơ sở để chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền có liên quan đến q trình tổ chức hoạt động của cơ sở. Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của chính quyền nhà nước cấp trên bằng việc thông qua các hoạt động tiếp xúc thực tế của HĐND và UBND huyện để nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình diễn ra ở cơ sở, ở các xã, để có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền cấp xã thực hiện nhiệm vụ, chức năng theo luật định.

Cơ quan chức năng giúp chính quyền cấp trên thường xuyên theo dõi, đánh giá đúng thực trạng hoạt động của chính quyền cấp xã trong quá trình quản lý nhà nước ở địa phương. Nhất là phịng tổ chức - lao động xã hội (cơ quan tổ chức chính quyền cấp huyện) phải có kế hoạch giúp UBND huyện trong việc phân loại cơ sở. Từ đó tập trung đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã phù hợp với giai đoạn hiện nay, nhằm từng bước xây dựng củng cố chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh về mọi mặt.

3.2.4. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong tổ chức vàhoạt động của chính quyền cấp xã hoạt động của chính quyền cấp xã

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, có khoảng 50% số người dân và cán bộ được hỏi cho rằng cần phải thực hiện tốt giải pháp này trong nâng cao chất

lượng chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay (Biểu tổng hợp ý kiến trưng càu của luận văn). Thực hiện tốt giải pháp này, cần làm tốt một số vấn đề sau:

* Có cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho nhân dân tham gia xây dựng chính quyền xã, xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Thực hiện cơ chế lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đối với chính quyền. Phải thực sự cầu thị, tôn trọng và biết lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân đối với cán bộ cả về phẩm chất, năng lực và tác phong công tác, cả về đức và tài. Tránh mọi biểu hiện hình thức chủ nghĩa, lấy ý kiến của quần chúng nhân dân nhưng không tiếp thu, hoặc tổ chức lấy ý kiến sai nguyên tắc, phục vụ cho ý đồ cá nhân, cục bộ.

Tại Đại hội XI, Đảng ta nêu rõ: “... phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện dân chủ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội ở tất cả các cấp, các ngành” [24, tr.124]. Hiện nay, tình hình khiếu kiện về mất dân chủ và các tranh chấp kinh tế từ các cơ sở vẫn tiếp tục gia tăng; quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi khơng những chưa được phát huy tốt mà cịn bị vi phạm nghiêm trọng.

Chúng ta đã có quy chế, có phương châm để nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nhưng cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện quy chế và phương châm làm chủ. “Quy chế dân chủ ở cơ sở” thể hiện sâu sắc ý Đảng hợp lịng dân, góp phần quan trọng làm chuyển biến phương thức lãnh đạo, công tác điều hành, quản lý và lề lối làm việc của các cấp uỷ đảng, chính quyền; là phương thức hữu hiệu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ ở cơ sở. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là biểu hiện cụ thể quyền làm chủ của nhân dân trong đời sống ở cơ sở” [8, tr.2]. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn đặt ra: tạo sao quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế vẫn bị vi phạm, thậm chí bị vi phạm nghiêm trọng. Đại hội XI của Đảng đã đề cập

đến một tư tưởng quan trọng: dựa vào dân để xây dựng đội ngũ cán bộ. Đó là sự biểu hiện sinh động quyền làm chủ của nhân dân, lịng tin tưởng, tình cảm và quyết tâm của nhân dân trong xây dựng, bảo vệ Đảng mến yêu của mình.

Trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, cần phát huy vai trò làm chủ của nhân dân các xã và toàn huyện. Cần nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện “Quy chế dân chủ ở cơ sở”, dựa vào dân để xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ.

* Củng cố, kiện tồn tổ chức cơ sở đảng, chính quyền phải gắn với việc củng cố, kiện toàn Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở địa phương.

Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trị của Mặt trận, một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đồn kết tồn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên. Cùng với Mặt trận Tổ quốc, vai trị của các đồn thể ngày càng được đề cao.

Để phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đồn thể, cần đa dạng hóa các hình thức tổ chức và hoạt động phù hợp với điều kiện, đặc điểm tâm lý các tầng lớp xã hội, tơn trọng tự nguyện, tự trang trải kinh phí, bình đẳng hiệp thương và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, phù hợp với chức năng xã hội và vì lợi ích thiết thực của các hội viên.

Trong chế độ ta, quyền làm chủ của nhân dân không chỉ thông qua Nhà nước bằng các cơ quan đại biểu của mình (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) mà quyền làm chủ của nhân dân cịn thơng qua Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể của mình. Vì vậy chính quyền cấp xã phải thực hiện tốt mối quan hệ này, thể hiện chính quyền là của dân, do dân và vì dân. Các kỳ họp của HĐND xã nhất thiết phải mời chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và người đứng đầu các đồn

thể nhân dân như thanh niên, phụ nữ, nơng dân, cựu chiến binh... đến dự. Những người này được phát biểu ý kiến đóng góp với HĐND, nhưng khơng biểu quyết. HĐND xã luôn giữ mối liên hệ và phối hợp công tác Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mỗi năm 2 lần thông báo cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở xã về tình hình hoạt động của HĐND, chuẩn bị chương trình đưa ra kỳ họp HĐND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc vận động nhân dân và các đoàn thể thực hiện nghiêm túc nghị quyết của HĐND.

Kỳ họp của UBND cấp xã khi bàn đến những vấn đề liên quan đến Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, phải mời những người đứng đầu của các tổ chức này đến dự. UBND thực hiện chế độ thơng báo tình hình mọi mặt ở xã cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong xã tổ chức, động viên nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước, giám sát hoạt động của chính quyền cấp xã, đại biểu HĐND và cán bộ, thành viên của UBND. UBND cấp xã và các thành viên UBND có trách nhiệm giải quyết và trả lời các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân xã.

* Hoàn thiện cơ chế tiếp dân, lấy ý kiến của nhân dân, phát huy dân chủ ở địa phương, cơ sở.

Hoàn thiện cơ chế tiếp dân cần quán triệt quan điểm: “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công đân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân” [24, tr.85]. “Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện” [24, tr.95]. Chính quyền cấp xã phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, phải thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Có cơ chế cụ thể và biện pháp phù hợp để nhân dân kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan

liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội ở cơ sở.

* Xây dựng xóm, thơn tự quản trong đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã.

Đây là một yêu cầu, biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt dộng của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay. Thơn xóm tự quản cần phải có quy mơ dân số nhất định, vì nó liên quan đến cơ sở vật chất và hệ thống tổ chức một đơn vị dân cư tự quản. Trường hợp xã có các làng q lớn thì có thể tách thành 2 xóm tự quản, nhưng vẫn gắn với xây dựng làng văn hố. Để xây dựng thơn, xóm tự quản phải phân cấp hợp lý các nhiệm vụ chỉ đạo điều hành sản xuất, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng nơng thơn mới cho thơn xóm tự lo.

Các khoản đóng góp của nhân dân trong xóm nên nộp về UBND xã quản lý giữ hộ, khi làm xã phải khảo sát thiết kế dự tốn và xuất kinh phí cho xóm tổ chức thực hiện dưới sự giám sát của đại diện nhân dân trong xóm. Chính quyền xã phải cùng xóm nghiệm thu quyết tốn theo đúng định mức kinh tế, kỹ thuật và đơn giá với đầy đủ chứng từ theo nguyên tắc quản lý tài chính và báo cáo cơng khai ngay với nhân dân. Cách quản lý trên đây giúp chủ tịch UBND xã nắm chắc và quản lý được các hoạt động của thơn xóm. Từng bước xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất đáp ứng cho các hoạt động theo mơ hình tự quản của thơn, xóm.

Xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động các khu trung tâm văn hố, phịng ni dạy trẻ, phịng học mẫu giáo, câu lạc bộ, nơi sinh hoạt họp hành của nhân dân và các đoàn thể, các điểm vui chơi cho trẻ em, sân chơi thể thao. Quy mô xây dựng tuỳ thuộc vào điều kiện của từng xã và khả năng đóng góp của nhân dân. Định hướng cho nhân dân thơn, xóm trùng tu, tơn tạo các di sản văn hố của làng, nghĩa trang của thơn. Quan tâm củng cố hệ thống chính trị và các tổ chức văn hố xã hội của thơn, xóm. Thơn, xóm tự quản có chi bộ

đảng lãnh đạo tồn diện tuyệt đối theo mơ hình tự quản (được quy định bằng quy chế lãnh đạo của chi bộ).

Về tổ chức văn hoá xã hội ở thơn tự quản có các ban tư vấn làng văn hố gồm có đại diện chi bộ, trưởng thơn, đại diện cho các đồn thể trong xóm, đại diện ban khánh tiết đình chùa, nhà thờ, trưởng các dịng họ trong thơn. Có các tổ văn nghệ, các câu lạc bộ, các đội thể thao do thanh thiếu niên, hội nông dân và cựu chiến binh lập ra để phục vụ cho việc hội làng và giao lưu văn hoá.

Các tổ chức xã hội ở thơn, xóm tự quản có tổ hồ giải của mặt trận, tổ gia đình liệt sỹ, tổ thương binh, tổ hưu trí, chi hội chữ thập đỏ... Các tổ chức này làm cho các hoạt động ở thơn, xóm trở nên sơi nổi và còn tham gia giao lưu với các làng trong xã, trong huyện.

Việc xây dựng hương ước làng văn hoá do ban tư vấn soạn thảo, nhân dân trong thơn bàn bạc tham gia góp ý hồn chỉnh, UBND xã thẩm định và phê duyệt. Hương ước làng phải phù hợp với xây dựng mơ hình thơn, xóm tự quản, gia đình văn hố và khơng trái với các quy chế quản lý điều hành của chính quyền cấp xã, khơng trái pháp luật. Vì vậy trước khi ban hành, UBND xã phải thẩm định kỹ lưỡng để tránh tư tưởng cục bộ làng xóm làm sai chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Xây dựng thơn xóm tự quản gắn với xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hố là điều kiện quan trọng để tạo ra quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân thơn, xóm trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hố và xã hội, trật tự trị an để xây dựng cuộc sống mới khu dân cư và xây dựng nông thôn mới văn minh, tiến bộ. Thơng qua xây dựng thơn, xóm tự quản mà củng cố được hệ thống chính trị cơ sở thơn, xóm trong sạch vững mạnh, gắn bó mật thiết, gần gũi với cuộc sống mọi mặt của nhân dân. Chi bộ phải lo lãnh đạo nhân dân thơn, xóm mình thực hiện các nhiệm vụ theo mơ hình xây dựng thơn, xóm tự quản, sát với cuộc sống của nhân dân trong thơn, xóm. Làm tốt việc xây dựng thơn, xóm tự quản thì cấp xã chỉ phải tập trung giải quyết những vấn đề chung của

toàn xã, và những vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của xóm. Từ đó dẫn đến đổi mới hoạt động của các ngành, các đoàn thể của xã hướng xuống thơn, xóm vừa giúp các tổ chức ở cơ sở thơn, xóm xây dựng phong trào tại cơ sở,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội hiện nay (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w