địa bàn huyện Gia Lâm
Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, có từ 62,00 đén 71% số người và cán bộ được hỏi cho rắng cần phải tập trung thực hiện tốt giải pháp này (Biểu tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến của luận văn). Thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm trong tình hình mới, cần làm tốt một số nội dung sau:
* Quán triệt các quan điểm chỉ đạo trong nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Quan điểm 1, cán bộ cấp xã là nhân tố quyết định sự thắng lợi thực hiện
các nhiệm vụ của địa phương; là khâu then chốt trong công tác xây dựng đảng bộ cấp xã; phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.
Quan điểm 2, công tác cán bộ phải xuất phát từ nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội và quốc phòng, an ninh ở cơ sở, từ yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hố trên địa bàn huyện Gia Lâm và Thủ đô.
Quan điểm 3, công tác cán bộ phải quán triệt quan điểm giai cấp công
nhân của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp, truyền thống u nước, đồn kết và gắn bó mật thiết với nhân dân; trọng dụng người có tài.
Quan điểm 4, cơng tác cán bộ phải gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với
xây dựng tổ chức chính quyền cấp xã và đổi mới cơ chế, chính sách, với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Quan điểm 5, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng
của nhân dân ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn, nâng cao trình độ dân trí, phát triển nguồn nhân lực để tuyển chọn, giáo dục rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ; dựa vào dân để phát hiện, kiểm tra, giám sát cán bộ chính quyền cấp xã.
Quan điểm 6, đảng bộ và đảng ủy cấp xã thống nhất lãnh đạo công tác
cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ cấp xã theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở.
* Thực hiện tốt cơng tác quy hoạch đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Trong quy hoạch, vấn đề lựa chọn cán bộ là khâu cơ bản để có thể có được đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã đáp ứng được yêu cầu, xứng tầm với nhiệm vụ. Quy hoạch đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã cần thể hiện quan điểm: quyền lực của cán bộ thực chất là quyền lực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; nhân dân trao cho cán bộ sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý, tổ chức xây dựng xã hội, để phục vụ nhân dân. Cán bộ chính quyền cấp xã chịu trách nhiệm về sự phát triển của xã, về cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân. Nếu cán bộ không đủ đức, đủ tài, không tận tâm, tận lực phấn đấu vì hạnh phúc của người dân, lãnh đạm, bàng quan, thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước tâm tư, tình cảm, cuộc sống và quyền lợi của nhân dân, thì khơng thể có được lịng tin nơi quần chúng nhân dân.
Khơng vì bất cứ một lý do nào mà để những người không xứng đáng, không đủ đức, tài, khơng được nhân dân tín nhiệm vào chính quyền xã. Mọi biểu hiện cục bộ, kéo bè, kéo cánh, bè phái, chủ nghĩa cá nhân… cần phải được ngăn chặn kịp thời ngay khi giới thiệu, lựa chọn nguồn cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn hyện Gia Lâm. Khơng để cho tình trạng “nhờ tiền tài hay một thế lực gì khác mà chui vào lọt…” [43, tr.22] trong quá trình lựa chọn, quy hoạch cán bộ chính quyền cấp xã. Quy hoạch cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm phải quán triệt quan điểm của Đảng: “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững
mạnh; đội ngũ cán bộ, cơng chức kỷ cương, liêm chính” [23, tr.13-14]. Kiên quyết không quy hoạch vào chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã ở những xã, phường phong trào kém, kinh tế phát triển chậm, trì trệ, mất ổn định, mất đồn kết, tín nhiệm thấp. Chừng nào tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền” cịn diễn ra, thì chừng đó chưa thể nói đã xây dựng được đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn hyện Gia Lâm thực sự là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân đúng nghĩa như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng giáo huấn.
Cơng tác quy hoạch cần quán triệt tốt quan điểm “Bảo đảm thực sự dân chủ, khoa học, công minh” [22, tr.136], “Giới thiệu nhiều phương án nhân sự để lựa chọn” [22, tr.137], “Khắc phục những biểu hiện cá nhân, cục bộ, không công tâm, nể nang, tùy tiện trong công tác cán bộ” [22, tr.137]. Khi đã xác định tuyển chọn đúng và đủ từ các nguồn cần phải tiến hành xây dựng quy hoạch đội ngũ kế cận, dự bị, dự nguồn cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn hyện Gia Lâm từ nay đến năm 2020. Trong quy hoạch đội ngũ cán bộ, cần phải thường xuyên tạo nguồn cán bộ quy hoạch để chủ động xây dựng quy hoạch. Cần phải xây dựng quy hoạch “động”, một chức danh quy hoạch nhiều cán bộ, không ngừng bổ sung quy hoạch, thường xuyên kiểm tra đội ngũ quy hoạch kế cận, dự bị, dự nguồn để điều chỉnh quy hoạch. Khơng nên bó hẹp trong phạm vi một xã, thị trấn, mà nên mở rộng phạm vi toàn huyện, thậm chí cả thành phố Hà Nội.
Khơng nhất thiết quy hoạch theo kiểu “tuần tự nhi tiến” hễ là phó bí thư đảng ủy xã thì lên thay bí thư đảng ủy, phó chủ tịch UBND xã thì lên thay chủ tịch UBND xã. Cần căn cứ vào tiêu chuẩn và con người cụ thể mà mạnh dạn đề bạt, đưa vào quy hoạch các đồng chí trẻ. Mạnh dạn thay thế các đồng chí khơng hồn thành tốt nhiệm vụ, để phá bỏ tình trạng theo kiểu “xếp hàng”, “sống lâu lên lão làng”; thực hiện chủ trương “có vào, có ra”, “có lên, có
xuống” trong cơng tác cán bộ. Khơng nên để xảy ra tình trạng cán bộ bị kỷ luật thì lại chuyển nơi khác bố trí ngang cấp, thậm chí lại cao hơn.
Để thực hiện tốt quy hoạch cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, cần thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp chính sau:
Lựa chọn tốt cán bộ vào diện quy hoạch. Căn cứ vào phẩm chất, năng lực, khả năng phát triển của cán bộ, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ chủ chốt cấp huyện mà quy hoạch cho phù hợp. Phối hợp đồng bộ giữa cấp trên và cấp dưới, đặc biệt là giữa cấp huyện và cấp xã trong thực hiện quy hoạch cán bộ cấp mình, trong đó có đội ngũ cán bộ cấp xã.
Tổng kết, đánh giá toàn diện đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện, có kết luận cụ thể về mức độ phấn đấu, trưởng thành của cán bộ để điều chỉnh, bổ sung kịp thời, chính xác.
Kịp thời bố trí, sử dụng cán bộ trong diện quy hoạch khi họ có xu hướng phát triển đi lên. Công tác quy hoạch cần được kiểm tra, bổ sung, phát triển hàng năm để bảo đảm nguồn cán bộ dự nguồn lâu dài . Sau khi lựa chọn, xây dựng quy hoạch, cần khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngày theo quy hoạch kế cận, dự bị, dự nguồn.
* Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã.
Trong tình hình mới, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận, dự bị, dự nguồn đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm cần phải bảo đảm tính hệ thống, khoa học, hiện đại, tồn diện và thiết thực. Tính hệ thống là phải xây dựng chương trình theo một hệ thống lơgích, với một chiến lược được kết cấu chặt chẽ, bền vững. Tính khoa học là phải đảm bảo nội dung đào tạo, bồi dưỡng là chính xác, đúng đắn, gắn kết với những thành tựu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội trước đây và hiện nay của nhân loại, phù hợp với đối tượng. Tính hiện đại là chương trình đào tạo, bồi dưỡng phải tiên tiến, chọn lọc tinh hoa trí tuệ dân tộc, thời đại, ngang với các nước có nền giáo dục đại học thuộc loại tốt nhất thế giới, cập nhật với trình độ chung và
thơng tin, kiến thức hiện đại, mới. Tính tồn diện là phải đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ chủ chốt cấp huyện theo đúng tiêu chuẩn xác định, đảm bảo một con người được phát triển tồn diện các mặt về phẩm chất chính trị, đạo đức, tri thức, năng lực, phong cách lãnh đạo, quản lý, lý luận và thực tiễn, kiến thức cơ bản, kỹ năng thực hành. Chú trọng đào tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, lịch sử, văn hố, kiến thức chun mơn về xây dựng Đảng, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, quản lý xã hội, khoa học - cơng nghệ, ngoại ngữ, tin học. Tính thiết thực là phải gắn chặt với chức năng, nhiệm vụ của người cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, giúp cho họ có đủ bản lĩnh, tri thức, kinh nghiệm, giải quyết tốt những công việc thường ngày ở xã, đảm bảo cho cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm ln hồn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống, trong tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.
Đối với đội ngũ cán bộ cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay cần phải dành thời gian thích hợp đào tạo kiến thức, kỹ năng thực hành của khoa học xây dựng Đảng; bản lĩnh, kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là khoa học lãnh đạo hiện đại; năng lực thực hiện, phát huy dân chủ trên mọi lĩnh vực ở địa phương, cơ sở. Đào tạo chuyên sâu về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, hệ thống luật pháp, kinh nghiệm quản lý nhà nước của các nước tiên tiến trên thế giới, kinh nghiệm xử lý những tình huống gây cấn trong quản lý xã hội, đối với người dân trên địa bàn cấp xã, huyện.
Theo phân loại cán bộ trong Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII, nên phân thành 4 chuyên ngành: chuyên ngành công tác Đảng nhằm đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Đảng; chuyên ngành công tác quần chúng, nhằm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đoàn thể; chuyên ngành quản lý kinh tế cho cán bộ thuộc lĩnh vực kinh tế; chuyên ngành quản lý nhà nước cho cán bộ chính quyền. Có như vậy chúng ta mới giải quyết được mối
quan hệ giữa độ sâu và bề rộng của kiến thức, mới có điều kiện trang bị kiến thức nghiệp vụ thiết thực cho người học. Tăng cường mở rộng và đa dạng hố các loại hình đào tạo. Tập trung chủ yếu vào 2 loại hình cơ bản là đào tạo tập trung và đào tạo tại chức. Đối với số cán bộ trẻ, cán bộ trong diện quy hoạch, dứt khoát phải đào tạo tập trung. Số cán bộ lớn tuổi, cán bộ đương chức, trải qua cơng tác lâu năm, cịn khả năng phát triển thì đào tạo tại chức.
Phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay chủ yếu là đào tạo ở trong nước, có kết hợp tham quan, nghiên cứu thực tế nước ngoài, gắn chặt lý luận nhà trường với việc rèn luyện trong thực tiễn công tác. Phải rèn luyện người cán bộ trong thực tiễn, phải gắn chặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ với phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở. Quán triệt tốt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đào tạo cán bộ: “Những cơ quan lãnh đạo và những người phụ trách phải có kế hoạch dạy cho cán bộ trong mơn của mình, do các cấp Đảng giúp vào” [44, tr.270]. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo trong trường và đào tạo rèn luyện trong thực tế.
Các hình thức bồi dưỡng chỉ tập trung cho việc bổ túc kiến thức nghiệp vụ, bồi dưỡng chuyên đề, Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Cần có quy định trong một nhiệm kỳ, mỗi cán bộ phải có một thời gian thích hợp được bồi dưỡng về nghiệp vụ, về đường lối chính sách và những thơng tin mới để cho cán bộ khơng bị lạc hậu về kiến thức, có điều kiện học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ và củng cố quan điểm chính trị tư tưởng của bản thân.
Sau khi đào tạo, bồi dưỡng tại các trường lớp chính quy, cần có kế hoạch phối hợp thật chặt chẽ để tiếp tục thử thách, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thực tiễn ở cơ sở. Đó là vấn đề đặt ra trong đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm.
* Đổi mới chế độ tuyển chọn, sử dụng cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Bố trí, sử dụng cán bộ là việc dùng người, đây là vấn đề đặc biệt quan trọng trong cơng tác cán bộ. Sự sai sót, thiếu khách quan, bố trí, sử dụng cán bộ không đúng sẽ dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đội ngũ cán bộ. Trong thời gian qua, việc bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn Gia Lâm đã đảm bảo đúng nguyên tắc, phát huy được vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn. Tuy nhiên, việc sử dụng và bố trí cán bộ cịn thiếu dân chủ, hình thức. Có trường hợp khơng phải vì việc mà đặt người, mà vì nhằm tạo nên êkíp, phe cánh, nặng về cơ cấu, làm giảm uy tín và sức mạnh của chính quyền xã. Chưa thực sự mạnh dạn cất nhắc đề bạt, sử dụng cán bộ trẻ, đây là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng hẫng hụt cán bộ cịn khá phổ biến ở các xã, thị trấn huyện Gia Lâm. Trong bố trí, sử dụng cán bộ có lúc nhấn mạnh tiêu chuẩn này, có lúc nhấn mạnh đến tiêu chuẩn khác, tác động tiêu cực đến cơng tác cán bộ. Có nơi nội bộ mất đoàn kết kéo dài nhưng chậm bố trí, sắp xếp lại... Phương châm bố trí cán bộ "có lên, có xuống, có vào, có ra" ít được thực hiện; vẫn cịn tình trạng nể nang, né tránh trong xử lý cán bộ cấp xã có sai phạm.
Trong tình hình mới, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm đòi hỏi một cách cấp thiết phải thực hiện tốt việc bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ. Trước mắt, cần thực hiện tốt một số yêu cầu, nội dung, biện pháp sau:
Thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế bổ nhiệm, sử dụng cán bộ. Việc bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm phải đảm bảo thực sự dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể; đảm bảo đúng lúc, đúng tầm với nhiệm vụ, đặc biệt là các cương vị chủ tịch UBND xã, đúng việc, đúng tiêu chuẩn, hợp với năng lực và sở trường, đúng chuyên môn. Giao nhiệm vụ cho cán bộ cần đặc biệt chú ý là giao lúc người cán bộ đó “đang độ chín”, đang lên, khơng nên để khi cán bộ đã chững lại hoặc có chiều hướng đi
xuống mới đề bạt, bố trí vào vị trí chủ chốt cấp xã. Khắc phục và ngăn chặn tình trạng “chạy chức, chạy quyền” trong vấn đề này. Nếu để diễn ra và phát