Tăng cường thanh tra, kiểm tra; tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động của chính quyền cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội hiện nay (Trang 95 - 101)

3.2.5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra; tăng cường cơ sở vật chất chohoạt động của chính quyền cấp xã hoạt động của chính quyền cấp xã

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, có khoảng hơn 30% số người dân và cán bộ được hỏi cho rằng cần phải thực hiện tốt giải pháp này trong nâng cao chất lượng chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện nay (Biểu tổng hợp ý kiến trưng càu của luận văn). Thực hiện tốt giải pháp này, cần làm tốt một số nội dung sau:

* Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của chính quyền cấp xã.

Thực tiễn cho thấy, những sai phạm của chính quyền cấp xã nếu khơng được kiểm tra, uốn nắn kịp thời sẽ tích đọng thành những vấn đề lớn gây bất bình trong nhân dân, có nơi trở thành phản ứng tập thể gay gắt, gây hậu qủa lớn. Kiểm tra, thanh tra là nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã, phải được tiến hành thường xuyên, kết hợp kiểm tra, thanh tra của cấp trên với kiểm tra, thanh tra tại chỗ của nhân dân, khơng chờ có vụ việc xảy ra mới tiến hành thanh tra, kiểm tra. Kinh nghiệm cho thấy, thực hiện tốt dân chủ ở xã, phường là hình thức kiểm tra có hiệu lực, hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động của chính quyền cấp xã.

Trong tình hình hiện nay, đối với cấp xã thuộc huyện Gia Lâm, cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền cấp xã. Những yếu kém, khuyết điểm, những khiếu kiện của nhân dân đối với chính quyền cấp xã nếu được kiểm soát ngay từ khi mới phát sinh sẽ giúp cho cơng tác giải quyết đỡ phức tạp, khó khăn, kịp thời ngăn chặn để khơng dẫn đến tình trạng tích đọng lâu ngày bùng phát thành những điểm nóng.

Để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền cấp xã, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước huyện Gia Lâm và thành phố Hà Nội phải thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân hàng tháng (dành thời gian trực tiếp tiếp dân). Mặt khác, phải thường xuyên xuống cơ sở để lắng nghe ý kiến của nhân dân, trực tiếp quan sát, giải quyết ngay những vụ việc phát sinh từ cơ sở, xử lý kịp thời những cán bộ chính quyền xã có sai phạm. Cần có những quy định để cơ quan thanh tra cấp trên, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cấp trên có thể xử lý nhanh chóng, kịp thời đối với những cán bộ có sai phạm rõ ràng, nhanh chóng thiết lập trật tự kỷ cương.

* Xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Cùng với việc đổi mới tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cơ chế hoạt động, phương pháp quản lý, vấn đề xây dựng cơ sở vật chất để tạo điều kiện cho bộ máy chính quyền cấp xã hoạt động có chất lượng và hiệu quả là điều hết sức quan trọng. Hiện nay, ở Gia Lâm nhiều nơi trụ sở UBND xã, phường, thị trấn còn sơ sài, phương tiện làm việc còn thiếu thốn, đơn sơ, nơi tiếp dân chưa được khang trang, sạch đẹp... Một trong những nguyên nhân là do thiếu sự quan tâm của chính quyền cấp trên. Cần phải thấy rõ, trụ sở chính quyền cấp xã khơng chỉ là nơi hội họp, làm việc mà cịn biểu hiện bộ mặt của chính quyền cấp xã, quyền lực của nhà nước.

Trước tình hình đó, đề nghị chính quyền cấp trên đặc biệt là huyện Gia Lâm nên hỗ trợ đầu tư kinh phí xây dựng, nâng cấp trụ sở xã ở những nơi kinh phí cịn hạn chế. Bên cạnh việc xây dựng trụ sở, cần trang bị cho xã có đủ phương tiện tối thiểu để hoạt động. Đó là các phương tiện như: bàn ghế làm việc, tiếp dân, bàn ghế hội trường; máy vi tính; tủ sách pháp lụât, tủ đựng hồ sơ và lưu trữ tài liệu… và các cơ sở vật chất trang thiết bị khác phục vụ cho hoạt động của cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã trên địa bàn. Nói đến xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã, đẩy

mạnh cải cách hành chính mà khơng chú ý đến việc trang bị cơ sở vật chất tạo điều kiện cho chính quyền cấp xã hoạt động, thì cũng khơng thể mang lại kết quả mong muốn.

* Đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã gắn với quản lý hộ gia đình trong điều kiện kinh tế thị trường.

Đây là một biện pháp quan trọng. Vấn đề đặt ra là phải quản lý hộ gia đình trong cơ chế mới như thế nào để đi đúng đường lối, chính sách, pháp luật và phát huy có hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân về mọi mặt. Để thực hiện yêu cầu trên phải thiết lập sự quản lý trực tiếp của UBND xã đối với gia đình trên 4 mặt là hộ khẩu, đất đai, các quan hệ tài chính và chấp hành chính sách pháp luật.

Về quản lý hộ khẩu, phải quản lý khẩu một cách chính xác, đặc biệt về con người, tuổi tác vì nó liên quan đến nghĩa vụ cơng dân, đến các chính sách xã hội của Đảng và nhà nước. Các giấy tờ khai sinh, chứng minh thư, sổ hộ khẩu phải chính xác, khớp nhau, chuyển đi, chuyển đến, chia tách hộ phải đủ thủ tục theo đúng pháp luật quy định.

Về ruộng đất, phải nắm chắc từng loại hạng đất đai gia đình đang sử dụng, quản lý chặt chẽ cả về số lượng và chất lượng hiện trạng đất đai. Tăng cường kiểm tra hộ gia đình sử dụng đúng mục đích, khơng tùy tiện thay đổi hiện trạng đất đai. Sổ sách, giấy tờ, bản đồ phải rõ ràng, cụ thể, ăn khớp nhau. Đất đai thường dễ nảy sinh các tranh chấp giữa các hộ gia đình, giữa các cá nhân với tập thể. Vì vậy phải thiết lập cơ sở pháp lý với hộ gia đình một cách chặt chẽ.

Các quan hệ tài chính đối với hộ gia đình, đối với các khoản thu thuế sử dụng đất nơng nghiệp, thuế nhà đất, các quỹ nộp cho nhà nước, cấp trên, các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của xã theo nghị quyết của HĐND, xây dựng kiết thiết xóm theo nghị quyết của nhân dân xóm. Thu sản phẩm đấu thầu đất đai cơng ích của UBND xã, hàng vụ UBND xã phải xây dựng

phương án thu, có thơng báo cho hộ gia đình đối chiếu. Khi thu phải có đủ hố đơn, chứng từ cho hộ gia đình. Kết thúc vụ thanh tốn đối khớp từng khoản giữa gia đình và UBND xã theo sổ thanh tốn có chữ ký của gia đình.

Các khoản quỹ nộp hợp tác xã nơng nghiệp, thuỷ lợi phí, dịch vụ của hợp tác xã, ban chủ nhiệm xây dựng phương án thu có thơng báo các khoản thu gửi đến hộ gia đình để đối chiếu. Khi thu phải có đủ chứng từ cho hộ gia đình, cuối vụ phải thanh tốn đối khớp từng khoản thu, những khoản hoàn thành và những khoản nợ ghi trên sổ thanh tốn có chữ ký của hộ gia đình. Như vậy, về mặt tài chính đối với hộ gia đình phải trực tiếp với UBND xã và hợp tác xã nơng nghiệp. Các tổ chức thu và thanh tốn với hộ gia đình hàng vụ đảm bảo ngun tắc tài chính và thực sự dân chủ cơng khai. Do đó sẽ chống được phụ thu lạm bổ để tham ô của cán bộ xóm và cán bộ chun mơn của xã.

* Xây dựng quy chế hoạt động dân chủ, đưa quy chế thành nề nếp trong tồn bộ hoạt động của chính quyền cấp xã huyện Gia Lâm.

Đảng ta nhấn mạnh: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vùa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước” [24, tr.47]. Phải “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân; cán bộ, cơng chức phải hồn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân” [24, tr.47-48]; “Có cơ chế cụ thẻ để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp và quyền làm chủ thông qua các cơ quan đại diện của mình. Phát huy dân chủ phải đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, những hành vi lợi dụng dân chủ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội” [24, tr.48].

Quán triệt quan điểm của Đảng, việc xây dựng quy chế hoạt động dân chủ, đưa quy chế thành nề nếp trong tồn bộ hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm trong tình hình mới cần cụ thể như sau:

- Chính quyền cấp xã cần có những quy chế sau:

+ Quy chế hoạt động của HĐND: Ngoài những quy định chung về hoạt động của HĐND theo luật định cần quy định chi tiết những vấn đề mà chủ tịch HĐND, phó chủ tịch HĐND phải giám sát được hoạt động của UBND và báo cáo sự giám sát đó trước HĐND và cử tri trong tồn xã, phường, thị trấn đặc biệt là giám sát về tài chính, xây dựng cơ bản, ban hành các văn bản có đúng luật hay không.

+ Quy chế làm việc của UBND: Xác định chức năng, nhiệm vụ của HĐND, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của chủ tịch, phó chủ tịch UBND, chức năng nhiệm vụ của từng uỷ viên UBND.

+ Quy chế tổ chức tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu kiện, đề nghị của nhân dân để vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đề cao trách nhiệm chính quyền cấp xã đối với dân. Chống quan liêu, thiếu trách nhiệm của cán bộ chính quyền cấp xã.

+ Xây dựng quy chế quản lý điều hành ngành.

+ Quy chế quản lý tài chính: Căn cứ vào luật ngân sách, căn cứ vào u cầu chống tham ơ lãng phí, cửa quyền, đảm bảo chế độ dân chủ cơng khai, đảm bảo các chế độ ngun tắc kế tốn tài chính để xây dựng quy chế quản lý tài chính được chặt chẽ, khơng tạo ra những kẽ hở để cá nhân lợi dụng. Từ đó quy chế quy định cụ thể vấn đề thu - chi ngân sách xã, vấn đề huy động đóng góp của dân cho xây dựng cơ bản, vấn đề quản lý các quỹ do dân đóng góp để xây dựng kiến thiết thơn, xóm. Vấn đề quan hệ tài chính với hộ gia đình, thực hiện chế độ quản lý thống nhất một chủ tài khoản là chủ tịch UBND xã.

+ Quy chế quản lý điều hành lực lượng an ninh, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của an ninh cơ động xã, của an ninh xóm, quy định sự chỉ đạo điều hành của trưởng công an xã đối với an ninh cơ động, an ninh xóm và cơ chế

thưởng, phạt đối với lực lượng an ninh để nâng cao trách nhiệm bảo vệ sản xuất, giữ gìn trị an của lực lượng an ninh cơ sở.

+ Quy chế quản lý xây dựng cơ bản theo huyện xây dựng nhưng cần đưa thêm vào vấn đề quản lý các cơng trình cơ sở tự xây dựng.

+ Quy chế quản lý bảo vệ mặt bằng đất đai các cơng trình giao thơng thuỷ lợi.

+ Quy chế thực hiện nếp sống văn hoá trong việc tang, việc cưới, lễ hội, nơi sinh hoạt làm việc công cộng.

+ Quy chế quản lý điện truyền thanh. + Quy chế giữ gìn vệ sinh môi trường.

Các quy chế trên nhất thiết phải được lấy ý kiến tham gia đóng góp của nhân dân các xóm, làng trong xã. Đồng thời nhân dân cũng cử đại diện của mình giám sát việc thực hiện các quy chế của chính quyền. Quy chế hàng năm cần được xem xét, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với các chính sách, pháp luật mới của Đảng, Nhà nước ban hành.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội hiện nay (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w