Thứ nhất, chất lượng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh trên địa bàn còn nhiều hạn chế và bất cập.
Theo Luật tổ chức HĐND và UBND, HĐND thực hiện giám sát thông qua các hoạt động sau đây: 1. Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; 2. Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp; 3. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp; 4. Thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết; 5. Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu.
Trên thực tế trong những năm qua quyền giám sát này của HĐND cấp xã (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn huyện Gia Lâm đã khơng được thực hiện
tốt, cịn nhiều hạn chế. Việc thực hiện giám sát, các nội dung giám sát chưa được thực hiện tồn diện, cịn chồng chéo, hiệu quả giám sát chưa cao, hiệu lực còn thấp, tác dụng đối với các đối tượng giám sát còn nhiều hạn chế. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, có khoảng 50% số cán bộ được hỏi, khoảng 48% số người dân được hỏi đánh giá hoạt động kiểm tra, giám sát của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm cịn nhiều hạn chế, chất lượng trung bình và hạn chế (Biểu tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến của luận văn).
Thường trực HĐND cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm có lúc, có nhiệm vụ cụ thể chưa thật sự phát huy tốt vai trị của mình. Theo Luật tổ chức HĐND và UBND, Điều 69: thường trực HĐND có quyền giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tổ chức đoàn giám sát hoặc giao cho các ban của HĐNDgiám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì thường trực HĐND yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khơi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm, đồng thời yêu cầu người có thẩm quyền xem xét, giải quyết; nếu không đồng ý với việc giải quyết của người đó thì u cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của thường trực HĐND và phải báo cáo thường trực HĐND trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết.
Tuy nhiên, chức năng, nhiệm vụ này của HĐND cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm chưa được thực hiện tốt trong thực tiễn, cịn nhiều hạn chế. Qua khảo sát, có tới 53,38% số cán bộ chỉ đánh giá ở mức khá và trung bình đối với hoạt động này của HĐND cấp xã trên địa bàn (Biểu tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến của luận văn). Đây là vấn đề đặt ra cần phải được nhìn nhận đúng và thực thi giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng hơn nữa trong thời gian tới.
Thứ hai, tổ chức bộ máy của chính quyền cấp xã còn chồng chéo, hoạt động chưa hiệu quả; năng lực, trình độ cán bộ chính quyền cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu; hoàn thành nhiệm vụ thấp.
Chất lượng đội ngũ cán bộ xã, thị trấn chưa đồng đều, còn bất cập so với yêu cầu. Việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở một số xã cịn thiếu đồng bộ, dẫn đến tình trạng bị động, lúng túng, việc trẻ hóa cán bộ, cơng tác cán bộ nữ chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Công tác đánh giá cán bộ có nơi cịn hình thức, có biểu hiện né tránh, nể nang; tinh thần tự phê bình và phê bình khơng cao. Cơng tác bố trí và đề bạt cán bộ ở một số xã, thị trấn còn biểu hiện cục bộ, địa phương. Một số cán bộ chưa tích cực học tập; trình độ lý luận và chun mơn nghiệp vụ cịn thấp hoặc chuyên môn không phù hợp với nhiệm vụ được phân công; tác phong, lề lối làm việc thiếu khoa học; chưa chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức, chất lượng và hiệu quả công tác chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, có tới 43,05% số cán bộ được hỏi và 34,15% số người dân được hỏi đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm chỉ ở mức bình thường, thậm chí cịn có trường hợp khó trả lời (Biểu tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến của luận văn). Thực trạng đội ngũ cán bộ này địi hỏi cần phải khắc phục thì mới có thể nâng cao được chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn đáp ứng yêu cầu.
Điều 126, Luật tổ chức HĐND và UBND, Chủ tịch UBND là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tại Điều 127 của Luật này, cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về các hoạt động của UBND trước HĐND cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên. Phó Chủ tịch và các thành viên khác của UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch UBND phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND về việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao. Trong thực tế, một số chủ tịch UBND cấp xã và một số phó chủ tịch trên địa bàn chưa thực sự phát huy tốt vai trị của mình, việc chịu trách nhiệm cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ điều hành, quản lý các hoạt động, các mặt công tác, các nhiệm vụ của địa phương chưa cao, cịn có biểu hiện dựa dẫm, ỉ lại.
Mỗi thành viên của UBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần cơng tác của mình trước HĐND, UBND cùng cấp và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trước HĐND cấp mình và trước cơ quan nhà nước cấp trên. Nhưng, khơng ít cán bộ, cơng chức trong bộ máy chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm thời gian qua thực hiện chức trách, nhiệm vụ chưa tốt; ý thức chịu trách nhiệm cá nhân của đội ngũ cán bộ còn yếu, nhất là trong những trường hợp phải trực tiếp tiếp xúc, trực tiếp giải quyết những vướng mắc, ý kiến đề xuất chính đáng của người dân. Khơng ít những bức xúc của người dân về đất đai, về đền bù giải phóng mặt bằng, về xây dựng cơ bản, về sản xuất kinh doanh được đề đạt, kiến nghị với chính quyền, nhưng khơng được xem xét và giải quyết một cách thấu đáo, thậm chí cịn chưa được giải quyết, hoặc giải quyết sai. Điều đó đã ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân, gây nên tư tưởng và tâm lý bất bình, suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân vào tổ chức đảng và chính quyền địa phương.
Thứ ba, một bộ phận nhân dân cịn thiếu tin tưởng, khơng hài lịng với hoạt động của chính quyền xã và đội ngũ cán bộ xã.
Nhận định của Đảng ta: “Quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm. Việc thực hành dân chủ cịn mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội” [24, tr.171]; “Quyền và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp nhân dân chưa được thể chế hóa đầy đủ thành pháp luật; hoặc đã thể chế hóa nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc; cơng tác kiểm
tra, đôn đốc chưa thường xuyên; giữa chủ trương và tổ chức thực hiện còn cách biệt” [24, tr.171] cũng đúng với trường hợp cấp xã trên địa bàn huyện Gia lâm. Hiện nay có một nghịch lý là cơ sở có chính quyền, có cơ quan đại biểu của dân, mà dân thì khơng tin tưởng, đơn thư khiếu tố vẫn gửi vượt cấp lên tỉnh, lên Trung ương còn nhiều. Dân phản ứng tập thể gay gắt vì nhiều ngun nhân, trong đó có ngun nhân là dân đã mất lịng tin, đã không chịu đựng nổi sự thoái hoá biến chất, thách thức dư luận, coi thường pháp luật của một số cán bộ và thậm chí cả tập thể lãnh đạo chính quyền cấp xã.
Thời gian qua, chính sự làm việc kém hiệu quả, vi phạm quyền làm chủ của người dân địa phương, cũng như thái độ trách nhiệm còn nhiều hạn chế trong một số cán bộ chính quyền cấp xã trong việc giải quyết một số vụ việc đã làm cho một bộ phận nhân dân khơng thực sự hài lịng và tin tưởng vào hoạt động của chính quyền xã và đội ngũ cán bộ xã. Trường hợp Dự án nâng cấp, mở rộng đường 181 từ QL5 vào khu công nghiệp Hapro giai đoạn 1 khởi động từ năm 2007, đến nay gần như vẫn “giậm chân tại chỗ” là một ví dụ. Nguyên nhân là, đến đoạn phố Keo, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm (Hà Nội) thì tắc lại, do lịng dân ở đây chưa n bởi cách làm việc mập mờ, giải thích vịng vo của Ban quản lí dự án và các cấp chính quyền huyện Gia Lâm. Điều đó đã gây nên sự thiếu tin tưởng, khơng hài lịng đối với hoạt động của chính quyền xã và đội ngũ cán bộ xã của dân cư trên địa bàn.