Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội hiện nay (Trang 29 - 31)

Về địa lý, dân cư.

Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đơng Bắc Thủ đơ Hà Nội; phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; phía Nam và Đơng Nam giáp tỉnh Hưng n; phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hồng Mai, Phía Tây giáp sơng Hồng; phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Đơng Anh, có sơng Hồng, sơng Đuống, sông Cầu Bây, sông Bắc Hưng Hải, sông Thiên Đức chảy qua.

Trước tháng 11 năm 2003 khi quận Long Biên chưa được thành lập thì diện tích của huyện Gia Lâm là 172,9 km², dân số 340.200 người. Năm 2003 khi quận Long Biên được thành lập thì diện tích huyện Gia Lâm chỉ cịn là 108,446 km² với dân số 190.194 người. Năm 2009, huyện Gia Lâm có diện tích 114,79 km2; dân số khoảng 227.600 người.

Trong 3 năm trở lại đây, đời sống của người dân các xã huyện Gia Lâm được nâng lên một cách rõ rệt. Năm 2008 đã có hơn 10.000 lao động của huyện được tạo việc làm và có thu nhập ổn định; số hộ nghèo giảm cịn 2,3%; xóa xong nhà dột nát; 100% xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn; 22 trường học đạt chuẩn quốc gia; 100% các đường liên thơn, liên xã được bê tơng hóa.

Về truyền thống.

Gia Lâm là huyện cửa ngõ Đông Bắc của Hà Nội, nằm trong vùng giao thoa của văn hóa Thăng Long và văn hóa Kinh Bắc, nên nơi đây có nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị. Gia Lâm còn là quê hương của nhiều danh

nhân, nhân vật lịch sử nổi tiếng như Nguyên phi Ỷ Lan, Nguyễn Chế Nghĩa, Cao Bá Quát... Dưới thời phong kiến, huyện Gia Lâm có nhiều nhà khoa bảng lừng danh mà tên tuổi của họ được nhiều người trong cả nước biết tới, như: Hà Giáp Hải (làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm), Cao Bá Quát (xã Phú Thị, huyện Gia Lâm)...

Huyện Gia Lâm cũng là quê hương của Chử Đồng Tử, Thánh Gióng - hai nhân vật trong Tứ bất tử của Phật giáo Việt Nam. Chử Đồng Tử là người xã Văn Đức, huyện Gia Lâm ngày nay, Thánh Gióng người xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm; Nguyên phi Ỷ Lan hay còn gọi là Bà Tấm (người xã Dương Xá, huyện Gia Lâm); Cơng chúa Lê Ngọc Hân cịn gọi là Ngọc Hân cơng chúa hay Bắc Cung Hồng hậu vợ của vua Quang Trung (Nguyễn Huệ), là người xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm ngày nay. Dân gian còn lưu truyền tên gọi bà là Bà Chúa Tiên khi bà ở Phú Xuân vì dinh phủ lập ở chùa Kim Tiên. Ở huyện Gia Lâm đã phát hiện nhiều di tích khảo cổ quan trọng nói lên truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời của địa phương. Thơn Đình Vỹ - xã Yên Thường có lễ hội truyền thống hàng năm vào ngày 20 tháng 8 (âm lịch) và đình làng thờ Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, Gia Lâm là nơi có truyền thống đấu tranh anh dũng và là một trong hàng trăm huyện - hậu phương vững chắc cho các kháng chiến của nhân dân ta trong cả nước. Ngồi ra, người dân các xã huyện Gia Lâm cịn có truyền thống hiếu học, tơn sư trọng đạo ln được giữ gìn và phát huy, có rất nhiều con em trong các thơn, làng, xã của huyện Gia Lâm đỗ vào các trường đại học trong cả nước. Gia Lâm còn là một huyện nổi tiếng của cả nước với những làng nghề truyền thống đặc sắc.

Về kinh tế - xã hội.

Trong những năm đổi mới đất nước, huyện Gia Lâm là khu vực phát triển đô thị ở phía Đơng Bắc của Thủ đơ Hà Nội, là nơi tập trung các cơng

trình đầu mối giao thơng và hạ tầng kỹ thuật quan trọng của quốc gia và của thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, Gia Lâm cũng là khu vực phát triển các cơ sở công nghiệp quy mô, các trung tâm dịch vụ, thương mại lớn. Đến năm 2009, tồn huyện Gia Lâm có 3 siêu thị lớn, 17 chợ, trong đó có 13 chợ quy mơ bán kiên cố; có 890 doanh nghiệp ngồi quốc doanh, với số vốn hang nghìn tỷ đồng, thu hút hơn 13.000 lao động.

Là khu vực nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội, nền nong nghiệp của Gia Lâm có giá trị sản xuất nơng, thủy sản năm sau cao hơn năm trước. Trồng trọt tăng bình qn 1,5%, chăn ni bình qn tăng 5,6%, thủy sản bình quân tăng 10,2%; diện tích rau an tồn đạt 60%. Một số cây trồng hiệu quả kinh tế thấp có xu hướng giảm dần, được thay thế bằng các diện tích trồng cây ăn quả, rau hoa, cây cảnh có hiệu quả kinh tế cao hơn. Gia Lâm cũng đã hình thành các vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại các xã Văn Đắc, Lệ Chi, Đặng Xá, Đông Dư... Huyện Gia Lâm, 100% diện tích rau trên địa bàn đều được sản xuất theo quy trình rau an tồn.

Huyện Gia Lâm là một huyện tập trung nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như Bát Tràng (sản xuất gốm sứ), Kiêu Kỵ (dát bạc, sơn son thếp vàng, đồ gỗ), Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh thuốc Bắc, bn bán vải vóc)… Một điển hình kinh tế hiện nay ở Gia Lâm như thơn Đình Vỹ, xã n Thường đang nổi lên với tư cách là một điểm đầu tư hấp dẫn của các doanh nhân.

Khái quát tình hình kinh tế - xã hội trên cho thấy, những cố gắng của chính quyền cấp xã, thị trấn của huyện Gia Lâm trong việc tổ chức, điều hành và quản lý các cơng việc của mình ở cơ sở, thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền cấp xã trên địa bàn. Đồng thời điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội trên tạo những cơ sở thuận lợi để nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền các xã, phường, thị trấn của huyện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội hiện nay (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w