đơn vị hành chính nhà nước ta hiện nay
Nhận thức đúng đắn vai trị vị trí của cấp xã và chính quyền cấp xã sẽ góp phần tạo nên động lực mới thúc đẩy quá trình cải cách, đổi mới bộ phận quan trọng này của nền hành chính nhà nước, đảm bảo người dân có thực quyền. Trên cơ sở thống nhất nhận thức đúng, mới có động lực quyết tâm và bước đi thích hợp thực hiện nội dung, biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm trong tình hình mới. Với tư cách là cấp diễn ra các hoạt động hàng ngày của mọi người dân, cấp xã là cấp thể hiện rõ ràng và cụ thể sự gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Mọi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đều phải được triển khai thực hiện ở xã, phường, thị trấn, đều phản ánh hiệu quả thực tế của đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật ấy. Đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống, vào các tầng lớp nhân dân là trực tiếp từ cơ sở, từ xã, phường, thị trấn. Sự hợp lịng dân hay khơng
hợp lịng dân của các chủ trương, chính sách sẽ được kiểm nghiệm thực tế ở cấp xã, trong đời sống hiện thực của mọi người dân ở cơ sở, ở các thơn, bản, xóm làng, khối phố.
Trong tình hình mới, với cơ cấu tổ chức hệ thống chính quyền 4 cấp ở nước ta hiện nay, trong khi cấp huyện là một cấp trung gian, Nhà nước ta đang thực hiện thí điểm bỏ HĐND cấp huyện ở một số nơi, thì vai trị của cấp xã càng trở nên quan trọng. Vị trí, tầm quan trọng của cấp xã thể hiện cụ thể ở chỗ: thứ nhất, cấp xã là cấp trực tiếp, cuối cùng đưa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống; thứ hai, cấp xã là cấp trực tiếp thực hiện biến đường lối, chính sách ấy thành hiện thực phục vụ trực tiếp cuộc sống của người dân; thứ ba, cấp xã là cấp trực tiếp thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở; thứ tư, cấp xã là cấp trực tiếp thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, giữa chính quyền nhà nước với người dân. Khơng thể nói, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước là đúng đắn, hợp lịng dân nếu khơng đem lại quyền lợi cho mọi người dân, nếu không được tổ chức thực hiện tốt ở địa bàn cấp xã. Cũng không thể nói mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là tốt đẹp, nhân dân tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, tin tưởng vào chế độ, nếu đường lối, chính sách khơng được thực hiện nghiêm, có hiệu quả ở cơ sở, nếu đội ngũ cán bộ cấp xã khơng hồn thành tốt nhiệm vụ, thối hóa, biến chất, vi phạm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân.
Đối với sự phát triển của thành phố Hà Nội, cấp xã, phường cũng có vai trị rất quan trọng. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1081/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với quan điểm xây dựng và phát triển Thủ đô thành động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Theo Quy hoạch, Hà Nội đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011 - 2015 đạt 12 - 13%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 đạt khoảng 11 - 12%/năm
và khoảng 9,5 - 10%/năm thời kỳ 2021 - 2030. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt 4.100 - 4.300 USD, đến năm 2020 đạt khoảng 7.100 - 7.500 USD và phấn đấu tăng lên 16.000 - 17.000 USD vào năm 2030 (tính theo giá thực tế). Quy mơ dân số Hà Nội đến năm 2015 đạt 7,2 - 7,3 triệu người, năm 2020 khoảng 7,9 - 8 triệu người và năm 2030 khoảng 9,2 triệu người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% vào năm 2015 và 70 - 75% vào năm 2020, đưa Thủ đô trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước và có tầm cỡ khu vực.
Kết quả thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với quan điểm xây dựng và phát triển Thủ đô thành động lực thúc đẩy phát triển đất nước phụ thuộc rất quan trọng vào việc các huyện, quận, cấp xã, phường của thành phố được nhìn nhận và phát huy như thế nào. Quy hoạch tổng thể đó sẽ được triển khai cụ thể đến các quận, huyện, các xã, phường, thị trấn của Thủ đô và tổ chức thực hiện.
Huyện Gia Lâm là một huyện của Thủ đô Hà Nội, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện phát huy tốt vai trị, trách nhiệm của mình, thì sẽ góp phần quan trọng làm cho Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội trở thành hiện thực, có kết quả thực tế từ cơ sở. Quan điểm đến tận cơ sở, từ cơ sở của Đảng, Nhà nước và của thành phố Hà Nội trong thực hiện các chủ trương, chính sách càng cho thấy ý nghĩa đặc biệt quan trọng của cấp xã trong tình hình mới.