Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội hiện nay (Trang 39 - 44)

Một là, chính quyền cấp xã huyện Gia Lâm hoạt động trên địa bàn thuộc thành phố Hà Nội có nhiều thuận lợi, có sự quan tâm tạo điều kiện của huyện, thành phố Hà Nội về nhiều mặt.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, Đảng bộ và nhân dân huyện Gia Lâm đã và đang quyết tâm thực hiện phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng và chính quyền vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, từng bước vươn lên đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.

Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã gắn chặt với công tác quy hoạch cán bộ. Từ năm 2007 đến 2010, huyện đã hỗ trợ kinh phí bảo đảm cho 328 lượt cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn tham gia học tập nâng cao trình độ mọi mặt. Hiện nay, đội ngũ bí thư chi bộ của huyện có 23,4% đạt trình độ cao đẳng, đại học. Huyện ủy đã phối hợp với Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong mở 2 lớp trung cấp lý luận cho 232 học viên trong đó có 97 học viên là cán bộ xã, thị trấn; mở 153 lớp cho 5.563 lượt cán bộ đảng, chính quyền, đồn thể của cơ sở tham gia học tập, bồi dưỡng. Phối hợp mở 1 lớp Đại học Luật tại Trung tâm dạy nghề của huyện cho 70 học viên, trong đó có 32 học viên là cán bộ, cơng chức các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Công tác đánh giá cán bộ được thực hiện nghiêm túc, khách quan, lấy hiệu quả cơng tác làm thước đo. Cơng tác bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển được thực hiện đúng quy trình. Huyện đã điều động 5 đồng chí cán bộ cơ sở trong đó có 2 chủ tịch UBND, 1 bí thư đảng ủy, 2 phó bí thư đảng ủy xã lên công tác, bổ nhiệm giữ các chức vụ trưởng, phó một số phịng, ban của huyện; tăng cường 3 đồng chí cán bộ của huyện về giữ chức danh bí thư đảng ủy cơ sở; luân chuyển 22 công chức cấp xã. Qua bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ, có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch rèn luyện trong thực tiễn, tạo nguồn cán bộ lâu dài.

Tại đại hội đảng bộ cơ sở nhiệm kỳ 2010 - 2015, có trên 98% số cấp uỷ viên trúng cử nằm trong diện quy hoạch; 97,5% số cán bộ trong diện quy hoạch trúng cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2011 - 2016 và được bầu giữ các chức danh chủ chốt của các xã, thị trấn.

Hai là, sự phối hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn huyện; sự nỗ lực của chính quyền cấp xã và đội ngũ cán bộ chính quyền xã.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã đạt được những thành tích xuất sắc, một số đồn thể của huyện nhiều năm là đơn vị thi đua dẫn đầu khối huyện, đã phối hợp tốt trong các hoạt động chung xây dựng các xã, thị trấn giàu mạnh. Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân huyện được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất; Hội Cựu Chiến binh huyện được tặng Hn chương Lao động hạng Nhì; Huyện đồn 3 năm liền được tặng cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện được tặng Bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam… do đã có những đóng góp quan trọng trong tổ chức hoạt động và phối hợp hành động chung vì sự phát triển của các xã, thị trấn, của huyện.

Các tổ chức chính trị trên địa bàn đều chú trọng quan tâm đến việc xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã. Huyện Gia Lâm đã triển khai kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, chương trình xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010 - 2015 với 19 chỉ tiêu cụ thể và 6 nhiệm vụ, giải pháp lớn. Phấn đấu đến năm 2015 có 11 xã đạt chuẩn nơng thơn mới, từng bước xây dựng nơng thơn mới cho 9 xã cịn lại để đến năm 2020 hoàn thành mục tiêu 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Gia Lâm đạt danh hiệu huyện nơng thơn mới. Sự phấn đấu đó địi hỏi và tạo điều kiện cho chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp xã nâng cao chất lượng hoạt động của mình.

Ba là, nhân dân các xã trên địa bàn huyện Gia Lâm giàu lịng u nước, có tinh thần cách mạng cao, có ý chí quyết tâm xây dựng q hương giàu đẹp.

Là một huyện thuộc Thủ đô của cả nước, vốn giàu truyền thống cách mạng, người dân các xã trên địa bàn huyện Gia Lâm vồn giàu lòng u nước, có tinh thần cách mạng cao, có ý chí quyết tâm xây dựng q hương giàu đẹp. Đây là cơ sở xã hội quan trọng và vững chắc cho mọi hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn trong thời gian qua và thời gian tới; tạo điều kiện cho chính quyền các xã vượt qua mọi khó khăn, động viên các nguồn lực trong dân cho sự nghiệp xây dựng, đổi mới và phát triển quê hương.

Về mặt kinh tế, trong 5 năm gần đây, mặc dù điều kiện khó khăn do suy thoái kinh tế thế giới và trong nước, dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm diễn biến rất phức tạp, huyện Gia Lâm thực hiện Nghị định 132 của Chính phủ về việc thành lập quận mới Long Biên. Mặc dù có sự biến động song đảng bộ và nhân dân huyện Gia Lâm, cũng như chính quyền cấp xã đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu thể hiện trên thực tế đó là: Kinh tế nơng thơn trên địa bàn huyện phát triển tốt. Chẳng hạn, như xã Đa Tốn (Gia Lâm - Hà Nội) được chọn là 1 trong 15 mơ hình điểm của phong trào xây dựng nơng thơn mới của Thủ đô giai đoạn 2011 - 2015. Tuy chưa đạt được 19 tiêu chí theo mơ hình nơng thơn mới, song điều đáng ghi nhận là sự vào cuộc của cả cộng đồng cũng như các cấp lãnh đạo cấp xã trong việc thực hiện chủ trương trên. Qua bình chọn, xã Đa Tốn đã lọt vào danh sách những điển hình xây dựng nơng thơn mới của Hà Nội giai đoạn 2011- 2015; đối chiếu với 19 tiêu chí, xã Đa Tốn đã đạt được 7 tiêu chí (bưu điện, nhà ở dân cư, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, hộ nghèo, văn hóa, hệ thống chính trị); 4 tiêu chí cơ bản đạt (điện, trường học, an ninh, y tế); 8 tiêu chí chưa đạt (quy hoạch, giao thơng, thủy lợi, cơ sở văn hóa, thu nhập, cơ cấu lao động, mơi trường, chợ). Đa Tốn là xã thuần nơng, khơng có nghề truyền thống, thời gian tới lại bị thu hồi khá nhiều đất nơng nghiệp cho những mục đích sử dụng khác, vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho nơng dân là hết sức cấp thiết. Về cơ cấu lao động

và đào tạo nghề cũng gặp nhiều trở ngại như: địa phương mới tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày về kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc rau,... Vì thế, chính quyền xã đã phát huy vai trò của các hội nghề nghiệp, các tổ chức và đoàn thể nhân dân, như Hội Làm vườn trong bảo đảm kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc rau sạch, phát huy vai trị của nhân dân xây dựng quê hương.

Ở xã Văn Đức, người dân nêu cao tinh thần cần cù sáng tạo trong lao động, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, mỗi ngày vùng trồng rau an toàn Văn Đức cung cấp cho thị trường (thông qua Công ty TNHH Hương Cảnh) 75 - 80 tấn rau đạt chuẩn VietGap và hàng chục tấn rau an toàn khác vươn ra thị trường cả nước. Vào thời điểm thu hoạch rau, Văn Đức sôi động với hàng chục xe tải, xe container nối đuôi nhau lấy hàng. Người nông dân yêu quý đất, đất đã trả công người xứng đáng: trên 200 triệu đồng/ha/năm.

Không chỉ Đông Dư, Văn Đức, các xã ở phía Nam sơng Đuống cũng khá sôi động phong trào chuyển đổi 150/300ha đất bãi sang chuyên canh chuối thay thế ngô, khoai hiệu quả thấp. Xã Cổ Bi đang triển khai mơ hình trồng chuối tây, chuối tiêu hồng 10ha nuôi cấy mô, 1ha trồng chuối trên đất bãi có thể đạt đến 300 triệu đồng. Bà con nông dân rất phấn khởi, mong muốn được tập huấn kỹ thuật, có giống sạch bệnh, được đầu tư hạ tầng giao thơng cho vùng bãi làm giàu.

Với tình u q hương, bằng sự nỗ lực lao động của mình, đời sống của nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia lâm ngày càng được cải thiện và nâng cao. Các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, dù còn nhiều khó khăn, nhưng họ ngày càng thêm tin tưởng vào chính quyền các cấp, trong đó có chính quyền cấp xã, tin tưởng vào lời nói và việc làm của đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện. Họ nhận thức rõ hơn: những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã được chính quyền cơ sở quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, triệt để. Thấy rõ hơn, đảng ủy, UBND, HĐND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có nhiều cố gắng, thực

hiện các chủ trương, chính sách, cũng như thực hiện việc quản lý xã hội trên địa bàn là vì quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mọi người dân, vì sự phát triển của các xã, thị trấn của huyện Gia Lâm. Nông thôn Gia Lâm đã và đang hình thành theo hướng mỗi làng, mỗi xã gắn với một sản phẩm nơng sản, hàng hóa điển hình. Đời sống kinh tế của người dân được nâng cao, diện mạo nông thơn có nhiều khởi sắc. Quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm và phát huy không những là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, mà còn là là một biểu hiện sinh động năng lực hoạt động của chính quyền cấp xã, lịng tin của quần chúng nhân dân đối với tổ chức đảng và chính quyền cơ sở.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội hiện nay (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w