Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội hiện nay (Trang 48 - 53)

* Sự tác động của cơ chế kinh tế thị trường và yêu cầu phát triển nhanh của huyện Gia Lâm trong thời gian qua.

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta ln chăm lo kiện tồn và củng cố chính quyền cấp cơ sở nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng. Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã chậm đổi mới, cơng tác cán bộ và chế độ, chính sách đối với cán bộ cấp xã chậm được chú ý đúng mức, luôn thay đổi, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến

chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã và hiệu lực quản lý nhà nước ở cơ sở.

Thời gian qua, với tư cách là một huyện của Thủ đô Hà nội, Gia Lâm là một huyện có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, với tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn bình quân hàng năm khoảng hơn 13%. Sự phát triển nhanh chóng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn huyện trong điều kiện kinh tế thị trường đòi hỏi và thúc bách phải nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất của các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cấp xã và phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, cơng chức của chính quyền. Trong điều kiện phát triển như thế, mặt thành công trong hoạt động của chính quyền cấp xã là khơng thể phủ nhận, nhưng những hạn chế, bất cập của chính quyền cấp xã cũng nhanh chóng bộc lộ và có xu hướng phát triển. Mặc dù huyện Gia Lâm cũng đã chú ý xây dựng và củng cố chính quyền cấp xã, nhưng những hạn chế, yếu kém của chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn không thể khắc phục một sớm một chiều.

* Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã cịn nhiều hạn chế.

Trong thời gian qua, tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã; năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ cấp xã vừa không đáp ứng được yêu cầu công cuộc đổi mới, vừa khơng đáp ứng được địi hỏi mong đợi của nhân dân. Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và hoạt động chồng chéo và nhất là sự suy thối về đạo đức, phẩm chất, tệ tham nhũng lãng phí, quan liêu, cửa quyền, ức hiếp, sách nhiễu nhân dân của khơng ít cán bộ cấp xã trên địa bàn. Một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ cán bộ công chức và trong nhân dân cịn mang tính bình qn, thụ động, ỷ lại, trơng chờ, thối thác trách nhiệm. Điều cần chú ý là, cùng với nó là những tệ nạn mới phát sinh từ mặt trái của cơ chế thị trường, thói vụ lợi, thực dụng, thiển cận đi liền với tâm lý háo danh, hư thực đã dẫn đến hiện tượng mua bằng, dùng bằng cấp

để trang sức, để thành đạt, thăng tiến. Việc coi thường và vi phạm pháp luật thường đi liền với những sai lệch về chuẩn mực đạo đức.

Tình trạng tham nhũng, suy thối về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên là nghiêm trọng, như Đại hội XI của Đảng tiếp tục nhận định, không phải là khơng diễn ra ở các địa phương huyện Gia lâm. “Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí cịn nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn biến phức tạp” [24, tr.29]. Trong khi đó, “Cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn cịn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội” [24, tr.172]. Tình trạng quan liêu, tham nhũng và tính kém hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến chất lượng thấp trong hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với tổ chức đảng và chính quyền cơ sở. Chỉ số chất lượng có đến khoảng 50% số cán bộ chính quyền cấp xã ở mức trung bình và yếu qua khảo sát thực tế đã nói lên những hạn chế về phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã nơi đây, còn chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Có đến 61,25% số người được hỏi cho rằng sự hạn chế, yếu kém của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã là nguyên nhân quan trọng làm hạn chế chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn (Biểu tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến của luận văn).

* Điều kiện, cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ của chính quyền cấp xã cịn nhiều bất cập.

Thực tiễn đời sống xã hội đã chứng minh rõ điều này. Chính phủ, các Bộ, ngành, cấp tỉnh, cấp huyện đều có cải cách đổi mới rõ nét ở mức độ khác nhau, nhưng người dân khiếu kiện ngày càng đông và vẫn kêu ca về sự phiền

hà sách nhiễu của các cơ quan hành chính ở cơ sở. Vì thế, trong cải cách thể chế nền hành chính, Đại hội XI của Đảng đã lựa chọn cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá, là trọng tâm trong q trình cải cách bộ máy hành chính nhà nước.

Hoạt động của chính quyền cấp xã diễn ra hàng ngày, hàng giờ trực tiếp với nhân dân. Mọi cử chỉ, tác phong, lời nói, cách thức tiếp xúc giải quyết cơng việc cho dân của cán bộ cấp xã thể hiện bộ mặt của Nhà nước ta. Người dân nhìn vào chính quyền cấp xã để đánh giá Nhà nước, để có lịng tin hay sự bất bình đối với Đảng và Nhà nước. Chính quyền cấp xã là khâu cuối cùng trong dây chuyền tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, pháp lụât, đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống trở thành hiện thực. Đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật dù có đúng, có hay đến đâu nhưng khơng được tổ chức thực hiện tốt ở cấp cơ sở thì cũng chỉ nằm trên giấy, sẽ lâm vào tình trạng nói nhiều làm ít, nói hay mà làm dở. Thế nhưng, trên thực tế việc cải cách hành chính ở cơ sở, ở cấp xã chưa được chú trọng; hệ thống chế độ, chính sách và kinh phí đảm bảo cho hoạt đọng của chính quyền và đội ngũ cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, bất cập.

Nguồn gốc sức mạnh hiệu lực hiệu quả của Nhà nước ta là ở chỗ nhân dân làm chủ. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thơng qua các cơ quan đại biểu, các tổ chức, đoàn thể xã hội gián tiếp và trực tiếp, bày tỏ ý chí nguyện vọng ý kiến của mình trong quá trình xây dựng và quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trên địa bàn cơ sở, nhân dân có khả năng điều kiện thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của mình một cách thuận tiện, trực tiếp và hiệu quả hơn. Cơ sở làng xã chính là địa bàn để thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" một cách đơn giản nhất, song lại dễ làm, dễ nhận biết và dễ kiểm tra. Vấn đề đặt ra là chính quyền cấp xã có nhận thức đúng và tổ chức cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của họ hay không. Thời gian qua, tổ chức hoạt động của chính

quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm còn nhiều yếu kém và sự chậm trễ, việc kiện tồn chính quyền cấp xã chưa đấp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Những yếu kém khuyết điểm của chính quyền cấp xã có nguy cơ lây lan và phát triển, có nơi trở thành nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến lịng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, tạo nên lực cản đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển của huyện Gia Lâm.

* Cơng tác cán bộ chính quyền cấp xã ở Gia Lâm vẫn còn một số hạn chế:

Chất lượng đội ngũ cán bộ xã, thị trấn chưa đồng đều, còn bất cập so với yêu cầu. Điều đó có nguyên nhân quan trọng từ cơng tác cán bộ. Cơng tác cán bộ chính quyền cấp xã ở Gia Lâm thời gian qua còn một số hạn chế: Việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở một số đơn vị còn thiếu đồng bộ, dẫn đến tình trạng bị động, lúng túng, việc trẻ hóa cán bộ, cơng tác cán bộ nữ chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Cơng tác đánh giá cán bộ có nơi cịn hình thức, có biểu hiện né tránh, nể nang; tinh thần tự phê bình và phê bình khơng cao. Cơng tác bố trí và đề bạt cán bộ ở một số xã, thị trấn còn biểu hiện cục bộ, địa phương. Một số cán bộ chưa tích cực học tập; trình độ lý luận và chun mơn nghiệp vụ cịn thấp hoặc chuyên môn đào tạo không phù hợp với nhiệm vụ được phân công; tác phong, lề lối làm việc thiếu khoa học; chưa chấp hành nghiêm sự phân công của tổ chức, chất lượng và hiệu quả công tác chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao.

Cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm khá đa dạng và phong phú, với 2 thị trấn và 20 xã. Tính chất đa dạng, phong phú về điều kiện địa lý - tự nhiên, về đặc điểm kinh tế - xã hội của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn là “mảnh đất” hiện thực cho hoạt động của chính quyền cấp xã, vừa tạo cơ sở, điều kiện thuận lợi vừa gây khó khăn, phức tạp đối với chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã huyện Gia Lâm.

Thực trạng chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm thời gian qua có nhiều kết quả đạt được và cịn nhiều hạn chế, bất cập. Chính quyền cấp xã đã thực hiện khá tốt các nội dung hoạt động, hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng,

an ninh ở cơ sở. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của chính quyền cấp xã cịn chồng chéo, hoạt động chưa hiệu quả; một số cán bộ chính quyền cấp xã suy thối về phẩm chất đạo đức, lối sống, hoàn thành nhiệm vụ thấp. Cần nhận rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc thực thi các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm trong tình hình mới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội hiện nay (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w