Quan điểm nhận thức mới về cán bộ cấp xã và chế độ chính sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội hiện nay (Trang 55 - 59)

sách đối với cán bộ xã, phường, thị trấn

Cần nhận thức rõ cán bộ cấp xã là một bộ phận cán bộ đông đảo và quan trọng trong đội ngũ cán bộ, công chức của đất nước.

Cán bộ bao giờ cũng là nhân tố quyết định mọi công việc. Từ xưa đến nay, ở Việt Nam và trên thế giới, sự thành công hay thất bại của công việc hoặc sự tồn vong, suy thịnh của mọi quốc gia, đều phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ những người lãnh đạo, quản lý, điều hành, vào hiền tài của quốc gia.

C.Mác cho rằng: “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những người sử dụng lực lượng thực tiễn” [42, tr.181]. Theo V.I.Lênin, khơng có một phong trào cách mạng nào mà lại vững chắc được nếu khơng duy trì được tính liên tục gồm những người lãnh đạo. Người chỉ rõ: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó khơng đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [39, tr.473]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" [44, tr.269], "Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém" [44, tr.269]. Trong chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh đến đội ngũ cán bộ, coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Tầm quan trọng của cán bộ cấp xã được quy định trực tiếp từ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức của đất nước nói chung trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Cần nhận thức đúng đắn, cán bộ cấp xã là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ, cơng chức, có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm như mọi cán bộ, công chức khác ở cấp huyện, cấp tỉnh.

Điều 4, Luật cán bộ, cơng chức có hiệu lực năm 2010, ghi rõ: cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ

chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phịng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Cơng an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp cơng lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Phải coi cán bộ cấp xã thực sự là cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền, chứ không phải là kiêm nhiệm. Họ phải được hưởng lương, các chế độ, chính sách của một cán bộ, cơng chức nhà nước theo luật định.

Cán bộ xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực HĐND, UBND, bí thư, phó bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; cơng chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Vị trí, vai trị quan trọng của cán bộ cấp xã là khách quan do vị trí, tầm quan trọng của cấp xã quy định.

Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy, mọi công việc ở cơ sở, ở xã, thị trấn, phường đều do cán bộ cấp xã quyết định. Cần nhận thức đúng đắn rằng, nếu cấp xã là cấp gần dân nhất, là nơi triển khai trên thực tế đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và đưa mọi đường lối, chủ trương, chính sách vào cuộc sống, đến với mọi người dân, thì cán bộ cấp xã là lực lượng trực tiếp quyết định tính hiệu quả, chất lượng của q trình đó.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức nói chung, cấp xã nói riêng là yêu cầu khách quan và cấp thiết trong tình hình hiện nay.

Đại hội XI của Đảng đã xác định rõ quan điểm và quyết tâm: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong sạch, có năng lực đáp ứng u cầu trong tình hình mới” [24, tr.252]. Đảng ta nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước” [24, tr.252]. Muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã, cả về phẩm chất và năng lực, đấp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý các mặt hoạt động ở địa phương, cơ sở, thì phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng ta về cán bộ và công tác cán bộ, phải thực hiện tốt công tác cán bộ. Công tác cán bộ có vai trị đặc biệt quan trọng trong vấn đề này. Chính vì vậy, Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ trong tình hình mới phải: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ. Thực hiện tốt chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ” [24, tr.261]. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng, nhấn mạnh phải “đặc biệt coi trọng hơn nữa nhiệm vụ xây dựng Đảng”. Cần quán triệt quan điểm mới này của Đảng trong nâng cao chất lượng chính quyền cấp xã hiện nay.

Như vậy, nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn

huyện Gia Lâm hiện nay phải trên cơ sở nhận thức mới về vị trí, vai trị của cấp xã trong nền hành chính nước ta, trên cơ sở tư duy mới về cán bộ và công tác cán bộ trong xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã. Nhận thức đó phải dựa trên thực tiễn cụ thể của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm và đặc điểm tình hình, nhiệm vụ cụ thể của chính quyền cấp xã nơi đây.

Trên cơ sở đó, mới có thể đề xuất và thực thi được các giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lâm phù hợp, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-chất lượng hoạt động của chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội hiện nay (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w