Huyện Gia Lâm là một huyện có nhiều biển đổi về địa giới hành chính, về thuộc tỉnh, về quy mơ diện tích, dân cư, về các đơn vị hành chính, số xã, thị trấn. Hệ thống chính trị của huyện Gia Lâm cũng có những thay đổi, biến động theo.
Trước kia, vùng đất huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, rồi phủ Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, vùng đất huyện Gia Lâm vẫn thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Kể từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, hệ thống chính trị, số lượng các xã, chính quyền cấp xã (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn huyện có nhiều biến động, khi nhập vào, khi tách ra.
Ngày 13/12/1954, một bộ phận của Gia Lâm sát nhập vào Hà Nội, với việc sáp nhập khu vực phố Gia Lâm (gồm phố Gia Lâm, khu nhà ga Gia Lâm, sân bay Gia Lâm và 4 xã Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy) của tỉnh Bắc Ninh vào Hà Nội.
Ngày 20/4/1961, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa II, Quốc hội đã thơng qua Nghị quyết phê chuẩn mở rộng thành phố Hà Nội. Theo đó, tồn bộ huyện Gia Lâm, 10 xã và 1 trấn của huyện Từ Sơn, 2 xã của huyện Tiên Du, 2 xã của huyện Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh và 1 xã thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên được sáp nhập vào Hà Nội.
Ngày 31/5/1961, huyện Gia Lâm lại một lần nữa biến động về địa giới hành chính và số xã trên địa bàn, bằng việc Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 78-CP chia các khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội. Theo đó, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội gồm 2 trấn và 31 xã.
Đến năm 1982, số xã lại tiếp tục có sự biến động. Ngày 13/10/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 173-HĐBT về việc phân vạch địa giới một số phường và thị trấn của thành phố Hà Nội. Theo đó, thành lập thị trấn Đức Giang trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của thị trấn Yên Viên, thị trấn Gia Lâm, xã Thượng Thanh và xã Việt Hưng (huyện Gia Lâm);
thành lập thị trấn Sài Đồng trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của xã Thạch Bàn, Gia Thụy và Hội Xá (huyện Gia Lâm).
Sau khi điều chỉnh, huyện Gia Lâm có 35 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 4 thị trấn: Đức Giang, Yên Viên, Sài Đồng, Gia Lâm và 31 xã gồm Thạch Bàn, Bát Tràng, Lệ Chi, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Trung Mầu, Dương Hà, Yên Thường, Yên Viên, Giang Biên, Thượng Thanh, Kim Lan, Việt Hưng, Ngọc Thụy, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Hội Xá, Cổ Bi, Trâu Quỳ, Đa Tốn, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Văn Đức, Đông Dư, Cự Khối, Dương Quang, Phú Thị, Đặng Xá, Kim Sơn.
Ngày 6/11/2003, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc chuyển 10 xã gồm: Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thụy, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và 3 thị trấn: Gia Lâm, Đức Giang, Sài Đồng thuộc huyện Gia Lâm để thành lập quận Long Biên.
Sau khi thực hiện điều chỉnh theo Nghị định số 132/2003/NĐ-CP, huyện Gia Lâm còn lại 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Lệ Chi, Kiêu Kỵ, Đình Xuyên, Dương Hà, Ninh Hiệp, Bát Tràng, Kim Sơn, Cổ Bi, Dương Xá, Dương Quang, Đa Tốn, Phú Thị, Trâu Quỳ, Đặng Xá, Kim Lan, Văn Đức, Yên Viên, Đông Dư, Yên Thường, Phù Đổng, Trung Mầu và thị trấn Yên Viên.
Ngày 05/01/2005, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định 02/2005/NĐ-CP thành lập thị trấn Trâu Quỳ trên cơ sở tồn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Trâu Quỳ. Sau khi điều chỉnh theo Nghị định 02/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, huyện Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thị trấn Yên Viên và Trâu Quỳ; 20 xã: Lệ Chi, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Trung Màu, Dương Hà, Yên Thường, Yên Viên, Kim Lan, Cổ Bi, Bát Tràng, Đa Tốn, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Văn Đức, Đông Dư, Dương Quang, Phú Thị, Đặng Xá, Kim Sơn.
Như vậy, các đơn vị hành chính của huyện Gia Lâm ln có sự biến động do sự quy định của yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời kỳ.