Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2008-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 111)

Nguồn: Từ tổng hợp của tác giả qua báo cáo thường niên của các ngân hàng Sau khi đạt mức tăng trưởng GDP cao 8,48% vào năm 2007, tốc đô ̣ tăng trưởng của Viê ̣t Nam có xu hướng giảm dần trong năm 2008 do ảnh hưởng của cuô ̣c khủng hoảng kinh tế thế giới. Đối mặt với những khó khăn và thách thức của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn là một trong số ít quốc gia đạt được mức tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2009 phản ánh các biện pháp kích thích tiền tệ và tài khóa đã được duy trì, giú p nền kinh tế Viê ̣t Nam tăng trưởng mạnh so vớ i thị trường tồn cầu. Tuy nhiên, suy thối kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế, đồng thời các thiên tai, dịch bệnh trong nước liên tiếp xảy ra… đã làm suy giảm đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Sang năm 2011, tăng trưởng kinh tế chậm lại ở mức 5,89%, phù hợp với việc điều hành chặt chẽ các chính sách kinh tế vĩ mơ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam đang trải qua giai đoạn tăng trưởng chậm dài nhất kể từ khi bắt đầu cuộc khủng khoảng kinh tế vào những năm 1980 - GDP thực tế tăng 5.25%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 1991. Tăng trưởng GDP không đạt được như kế hoạch ban đầu của Chính phủ có nhiều ngun nhân. Tuy nhiên, nguyên nhân chính và cơ bản là Việt Nam đã thực hiện mục tiêu ổn định vĩ mơ với chính sách kiểm sốt cung tiền chặt chẽ để kiềm chế lạm phát khiến cho sức cầu suy giảm, tăng trưởng tín dụng thấp và lãi suất cao làm cho tiêu dùng, sản suất và đầu tư tư nhân gần như khơng tăng trưởng. Chính sự ảnh hưởng này khiến cho tỷ suất sinh lời của các NHTM giảm.

6.31% 5.23% 6.78% 5.89% 5.25% 5.42% 5.98% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, luâ ̣n văn này đã giới thiệu sơ lược về sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam, phân tích, đánh giá tởng quát tình tra ̣ng viê ̣c thực hiê ̣n tỷ lê ̣ an toàn vốn dựa trên số liê ̣u thực tế của 20 NHTM Viê ̣t Nam trong giai đoa ̣n từ năm 2008 - 2014 cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng này. Trong chương tiếp theo, luâ ̣n văn sẽ xây dựng mô hình kiểm đi ̣nh các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lê ̣ an toàn vốn trong hoa ̣t đô ̣ng của các NHTM Viê ̣t Nam dựa trên mẫu nghiên cứu gồm 20 ngân hàng trong thời gian từ 2008-2014.

CHƯƠNG 4: KIỂM ĐI ̣NH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ AN TOÀN VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI VIỆT NAM

Trong chương này, trước hết luâ ̣n văn sẽ xây dựng các giả thuyết nghiên cứu trên cơ sở hiểu các bài nghiên cứu trước đây và liên hê ̣ với tình hình thực tế ta ̣i Viê ̣t Nam để kỳ vo ̣ng mối tương quan giữa các yếu tố đến tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng thương ma ̣i Viê ̣t Nam. Tiếp đến, luâ ̣n văn sẽ trình bày mô hình nghiên cứu, cách đo lường các biến, dữ liê ̣u và phương pháp nghiên cứu. Sau khi thực hiê ̣n kiểm đi ̣nh, lựa cho ̣n mô hình hồi quy phù hợp, luâ ̣n văn sẽ thảo luâ ̣n về kết quả nghiên cứu.

4.1 Xây dựng giả thiết nghiên cứu

4.1.1 Mối quan hê ̣ giữa quy mô ngân hàng và tỷ lê ̣ an toàn vốn

Quy mô ngân hàng được đo lường thông qua tổng tài sản. Trong các nghiên cứu trước đây, các tác giả Al-Sabbagh (2004), Skully và cộng sự (2009), Bateni và cộng sự (2014), Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014), đều tìm thấy sự ảnh hưởng ngược chiều giữa quy mô với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì tỷ lê ̣ an toàn vốn càng thấp. Nguyên nhân là do các ngân hàng càng lớn thì càng nắm giữ nhiều tài sản có rủi ro hơn so với các ngân hàng nhỏ.

Theo Võ Hồng Đức và các cô ̣ng sự (2014), biến đa ̣i diê ̣n cho quy mô ngân hàng được đo lường bằng logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản. Các nhà nghiên cứu trên thế giới như cũng dùng thước đo tương tự. Nếu lấy biến là tổng tài sản để đa ̣i diê ̣n cho quy mô ngân hàng sẽ có khoảng cách khá xa so với các biến khác làm ảnh hưởng đến kết quả hồi quy, do đó phương pháp tính quy mô bằng hàm logarit tự nhiên của tổng tài sản để đưa nó gần với kích thước các biến khác được sử du ̣ng phổ biến hơn cả.

Giả thuyết 1 (H1): Quy mô ngân hàng có mối quan hê ̣ nghi ̣ch biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn.

4.1.2 Mối quan hê ̣ giữa tỷ lê ̣ tiền gửi của khách hàng và tỷ lê ̣ an toàn vốn

Tỷ lê ̣ tiền gửi của khách hàng được đo lường bằng tỷ số giữa tổng tiền gửi của khách hàng với tổng tài sản. Trong các nghiên cứu trước đây, các tác giả Bokhari & Ali (2009), Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014) chỉ ra rằng có mối quan hê ̣ ngược chiều giữa tỷ lê ̣ tiền gửi của khách hàng và tỷ lê ̣ an toàn vốn. Vì vâ ̣y, trong nghiên cứu

này kỳ vo ̣ng tìm ra mối quan hê ̣ nghi ̣ch biến giữa tỷ lê ̣ tiền gửi của khách hàng với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng.

Trong thời gian qua, các ngân hàng nhỏ gă ̣p nhiều khó khăn trong viê ̣c huy đô ̣ng vốn, nguồn vốn huy đô ̣ng được của các ngân hàng này la ̣i chủ yếu từ dân cư là các khách hàng nhỏ lẻ, vì thế để huy đô ̣ng được vốn thì các ngân hàng này buô ̣c phải tham gia vào cuô ̣c đua lãi suất, các ngân hàng càng nhỏ thì huy đô ̣ng tiền gửi từ khách hàng với lãi suất càng cao. Điều này làm tăng chi phí sử du ̣ng vốn và làm lợi nhuâ ̣n giảm, vì thế các ngân hàng nhỏ buô ̣c phải tăng tài sản rủi ro để tìm kiếm thêm lợi nhuâ ̣n và vì thế làm CAR giảm.

Giả thuyết 2 (H2): Tỷ lê ̣ tiền gửi của khách hàng có mối quan hê ̣ nghi ̣ch biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn của ngân hàng.

4.1.3 Mối quan hê ̣ giữa tỷ lê ̣ cho vay và tỷ lê ̣ an toàn vốn

Tỷ lê ̣ cho vay của ngân hàng được đo lường bằng tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản. Các nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả có nhâ ̣n đi ̣nh không giống nhau về mối quan hê ̣ giữa tỷ lê ̣ cho vay và tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng. Có nghiên cứu cho rằng tỷ lê ̣ cho vay có mối quan hê ̣ đồng biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn như nghiên cứu của Al-Sabbagh (2004). Điều này được giải thích là do tỷ lê ̣ này cho thấy tác đô ̣ng của khoản vay lên danh mu ̣c tài sản vốn, khi rủi ro tăng lên người gửi tiền sẽ được bù đắp những mất mát, vì vâ ̣y tỷ lê ̣ an toàn vốn cũng phải tăng lên. Nhưng cũng có nghiên cứu tìm ra tác đô ̣ng ngược chiều của tỷ lê ̣ cho vay và tỷ lê ̣ an toàn vốn như Ahmet và Hasan (2011). Trong nghiên cứ u này, tác giả kỳ vo ̣ng tỷ lê ̣ cho vay có tác đô ̣ng cùng chiều đến tỷ lê ̣ an toàn vốn của ngân hàng.

Giả thuyết 3 (H3): Tỷ lê ̣ cho vay có mối quan hê ̣ đồng biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn của ngân hàng.

4.1.4 Mối quan hê ̣ giữa tỷ lê ̣ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lê ̣ an toàn vốn

Tỷ lê ̣ dự phòng rủi ro tín du ̣ng là tỷ số giữa khoản dự phòng rủi ro tín du ̣ng và tổng dư nợ cho vay. Khoản dự phòng này được ước tính đủ để bù lỗ trong danh mu ̣c cho vay. Các nghiên cứu trước của tác giả Ahmet và Hasan (2011), Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014) đều cho thấy mối tương quan dương giữa tỷ lê ̣ dự phòng rủi ro tín du ̣ng và tỷ lê ̣ an toàn vốn. Tuy nhiên nghiên cứu của Al-Sabbagh (2004) la ̣i cho rằng có mối quan hê ̣ ngược chiều giữa tỷ lê ̣ dự phòng tín du ̣ng và tỷ lê ̣ an toàn vốn. Nghiên cứu này kỳ vo ̣ng sẽ tìm ra mối tương quan âm giữa tỷ lê ̣ dự phòng tín du ̣ng và tỷ lê ̣ an toàn

vốn của các NHTM Viê ̣t Nam. Khi các khoản dự phòng tín du ̣ng tăng lên, điều đó có nghĩa là ngân hàng có xu hướng cho vay nhiều hơn hoă ̣c có xu hướng chấp nhâ ̣n các khoản cho vay với rủi ro cao hơn, vì vâ ̣y dẫn tới tỷ lê ̣ an toàn vốn thấp hơn.

Giả thuyết 4 (H4): Tỷ lê ̣ dự phòng nợ xấu có mối quan hê ̣ nghi ̣ch biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn của ngân hàng.

4.1.5 Mối quan hê ̣ giữa tỷ lê ̣ thanh khoản và tỷ lê ̣ an toàn vốn

Tỷ lê ̣ thanh khoản được đo lường bằng tiền mă ̣t và các khoản tương đương tiền trên cho tổng tài sản. Nghiên cứu của Skully và cộng sự (2009), Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng có mối quan hê ̣ cùng chiều giữa tỷ lê ̣ thanh khoản và tỷ lệ an toàn vốn. Nghiên cứu cho thấy khi tỷ lê ̣ tiền mă ̣t và các khoản tương đương tiền tăng, tính thanh khoản của ngân hàng cao, có tác đô ̣ng cùng chiều với tỷ lê ̣ an toàn vốn của ngân hàng. Trong bài nghiên cứu này tác giả kỳ vo ̣ng vào mối quan hê ̣ cùng chiều giữa tỷ lê ̣ thanh khoản và tỷ lê ̣ an toàn vốn.

Giả thuyết 5 (H5): Tỷ lê ̣ thanh khoản có mối quan hê ̣ đồng biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng.

4.1.6 Mối quan hê ̣ giữa tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n và tỷ lê ̣ an toàn vốn

Tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n ở đây được đo lường bởi lợi nhuâ ̣n sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Các nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả có nhâ ̣n đi ̣nh không giống nhau về mối quan hê ̣ giữa tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n và tỷ lê ̣ an toàn vốn của ngân hàng. Các nghiên cứu của Al-Sabbagh (2004), Bateni và cộng sự (2014) cho rằng tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n có quan hê ̣ đồng biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn ngân hàng. Kết quả từ các nghiên cứu này cho rằng các ngân hàng hoa ̣t đô ̣ng có lợi nhuâ ̣n thường có xu hướng tăng vốn của mình lên, từ đó tăng tỷ lê ̣ an toàn vốn. Nhưng có nhiều nghiên cứu cho rằng tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n có quan hê ̣ nghi ̣ch biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn ngân hàng như nghiên cứu của Ahmet và Hasan (2011), Bokhari & Ali (2009), Margaretha & Setiyaningrum (2011) và Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014). Trong bài nghiên cứu này tác giả kỳ vo ̣ng tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n sẽ có mối quan hê ̣ đồng biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng.

Giả thuyết 6 (H6): Tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n có mối quan hê ̣ đồng biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng.

Hê ̣ số đòn bẩy tài chính được đo lường bằng tổng dư nợ trên vốn chủ sở hữu. Theo nghiên cứu của Ahmet và Hasan (2011) thì hê ̣ số đòn bẩy tài chính có mối quan hê ̣ ngược chiều với tỷ lê ̣ an toàn vốn. Điều này được giải thích là do hê ̣ số đòn bẩy tài chính càng cao thì càng chứa nhiều rủi ro vì vâ ̣y các nhà đầu tư thường đòi hỏi mô ̣t suất sinh lợi cao hơn, kết quả chi phí vốn tăng cao vì vâ ̣y các ngân hàng thường khó tăng vốn của mình lên, từ đó giảm tỷ lê ̣ an toàn vốn. Trong bài nghiên cứu này tác giả kỳ vo ̣ng hê ̣ số đòn bẩy sẽ có mối quan hê ̣ ngược chiều với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng.

Giả thuyết 7 (H7): Hê ̣ số đòn bẩy có mối quan hê ̣ nghi ̣ch biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng.

4.1.8 Mối quan hê ̣ giữa tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế và tỷ lê ̣ an toàn vốn

Tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế được đo lường thông qua chỉ số tổng sản phẩm quốc nô ̣i GDP. Theo nghiên cứu của Asarkaya và Õzcan (2007), thì tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế có mối quan hê ̣ cùng chiều với tỷ lê ̣ an toàn vốn. Điều này được giải thích là do trong thời gian tăng trưởng kinh tế tốt, các ngân hàng có thể dễ dàng gia tăng lợi nhuâ ̣n vì vâ ̣y thường có xu hướng giữ la ̣i lợi nhuâ ̣n để tăng vốn, từ đó tăng tỷ lê ̣ an toàn vốn. Ngược la ̣i, mô ̣t số bài nghiên cứu khác la ̣i cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lê ̣ an toàn vốn, được giải thích là do trong thời gian hoạt động kinh tế mạnh, rủ i ro ngân hàng thấp hơn do đó các ngân hàng có thể thích làm việc với CAR thấp hơn để tận dụng các cơ hội tăng trưởng và trong thời kỳ suy thối, các ngân hàng có xu hướng làm việc với CAR cao hơn để giảm mức độ rủi ro của họ (Bokhari & Ali (2009)). Trong bài nghiên cứu này tác giả kỳ vo ̣ng tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế sẽ có mối quan hê ̣ cùng chiều với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng.

Giả thuyết 8 (H8): Tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hê ̣ đồng biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng.

4.2 Mô hình nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu trước đây trên thế giớinhư: các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lê ̣ an toàn vốn của các NHTM Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoa ̣n 2006 -2010 của Büyükşalvarci and Abdioğlu (2011), các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lê ̣ an toàn vốn tại các NHTM ở Pakistan của Bokhari & Ali (2009) giai đoạn 2005 - 2009 hay Bateni và

các cộng sự (2014) khi nghiên cứu về hệ số an toàn vốn của các Ngân hàng tư nhân ở Iran giai đoạn 2006-2012… được xây dựng với các biến đô ̣c lâ ̣p như quy mô ngân hàng SIZE, hê ̣ số tiền gửi trên tổng tài sản DEP, hê ̣ số tiền vay trên tổng tài sản LOA, dự phòng khoản vay khó đòi LLR, hê ̣ số thanh khoản LIQ, lợi nhuâ ̣n trên tổng tài sản ROA, lợi nhuâ ̣n trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ lê ̣ thu nhâ ̣p lãi câ ̣n biên ròng NIM và hê ̣ số đòn bẩy LEV, ….. tác đô ̣ng lên biến phu ̣ thuô ̣c CAR.

Dựa vào đặc điểm của hệ thống ngân hàng Việt Nam và các nghiên cứu trước đây, mô hình trong bài nghiên cứu của tác giả có thay đổi cho phù hợp như sau:

 Bỏ ROA, NIM và chỉ sử dụng một chỉ tiêu lợi nhuận là ROE đại diện cho tiêu chí lợi nhuận ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tại các NHTM Việt Nam, tương tự như nghiên cứu của Bateni và các cộng sự (2014).

 Bổ sung thêm yếu tố vĩ mơ là GDP vào mơ hình để xem sự ảnh hưởng của yếu tố vĩ mô lên tỷ lệ an toàn vốn tại các NHTM Việt Nam, tương tự như nghiên cứu của Bokhari & Ali (2009).

CARit = β0+ β1SIZEit+ β2DEPit+ β3LOAit+ β4LLRit+ β5LIQit+ β6ROEit

+ β7LEVit+ β8GDPt + ei

 Trong đó:

CARit là tỷ lê ̣ an toàn vốn của ngân hàng i ta ̣i thời điểm t

SIZEit là quy mô ngân hàng i ta ̣i thời điểm t

DEPit là tỷ lê ̣ tiền gửi của khách hàng ta ̣i ngân hàng i ta ̣i thời điểm

LOAit là tỷ lê ̣ cho vay của ngân hàng i ta ̣i thời điểm t

LLRit là tỷ lê ̣ dự phòng nợ xấu của ngân hàng i ta ̣i thời điểm t

LIQit là tỷ lê ̣ thanh khoản của ngân hàng i ta ̣i thời điểm t

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)