CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ LUẬN VĂN
4.1 Xây dựng giả thiết nghiên cứu
4.1.1 Mối quan hê ̣ giữa quy mô ngân hàng và tỷ lê ̣ an toàn vốn
Quy mô ngân hàng được đo lường thông qua tổng tài sản. Trong các nghiên cứu trước đây, các tác giả Al-Sabbagh (2004), Skully và cộng sự (2009), Bateni và cộng sự (2014), Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014), đều tìm thấy sự ảnh hưởng ngược chiều giữa quy mô với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì tỷ lê ̣ an toàn vốn càng thấp. Nguyên nhân là do các ngân hàng càng lớn thì càng nắm giữ nhiều tài sản có rủi ro hơn so với các ngân hàng nhỏ.
Theo Võ Hồng Đức và các cô ̣ng sự (2014), biến đa ̣i diê ̣n cho quy mô ngân hàng được đo lường bằng logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản. Các nhà nghiên cứu trên thế giới như cũng dùng thước đo tương tự. Nếu lấy biến là tổng tài sản để đa ̣i diê ̣n cho quy mô ngân hàng sẽ có khoảng cách khá xa so với các biến khác làm ảnh hưởng đến kết quả hồi quy, do đó phương pháp tính quy mô bằng hàm logarit tự nhiên của tổng tài sản để đưa nó gần với kích thước các biến khác được sử du ̣ng phổ biến hơn cả.
Giả thuyết 1 (H1): Quy mô ngân hàng có mối quan hê ̣ nghi ̣ch biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn.
4.1.2 Mối quan hê ̣ giữa tỷ lê ̣ tiền gửi của khách hàng và tỷ lê ̣ an toàn vốn
Tỷ lê ̣ tiền gửi của khách hàng được đo lường bằng tỷ số giữa tổng tiền gửi của khách hàng với tổng tài sản. Trong các nghiên cứu trước đây, các tác giả Bokhari & Ali (2009), Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014) chỉ ra rằng có mối quan hê ̣ ngược chiều giữa tỷ lê ̣ tiền gửi của khách hàng và tỷ lê ̣ an toàn vốn. Vì vâ ̣y, trong nghiên cứu
này kỳ vo ̣ng tìm ra mối quan hê ̣ nghi ̣ch biến giữa tỷ lê ̣ tiền gửi của khách hàng với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng.
Trong thời gian qua, các ngân hàng nhỏ gă ̣p nhiều khó khăn trong viê ̣c huy đô ̣ng vốn, nguồn vốn huy đô ̣ng được của các ngân hàng này la ̣i chủ yếu từ dân cư là các khách hàng nhỏ lẻ, vì thế để huy đô ̣ng được vốn thì các ngân hàng này buô ̣c phải tham gia vào cuô ̣c đua lãi suất, các ngân hàng càng nhỏ thì huy đô ̣ng tiền gửi từ khách hàng với lãi suất càng cao. Điều này làm tăng chi phí sử du ̣ng vốn và làm lợi nhuâ ̣n giảm, vì thế các ngân hàng nhỏ buô ̣c phải tăng tài sản rủi ro để tìm kiếm thêm lợi nhuâ ̣n và vì thế làm CAR giảm.
Giả thuyết 2 (H2): Tỷ lê ̣ tiền gửi của khách hàng có mối quan hê ̣ nghi ̣ch biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn của ngân hàng.
4.1.3 Mối quan hê ̣ giữa tỷ lê ̣ cho vay và tỷ lê ̣ an toàn vốn
Tỷ lê ̣ cho vay của ngân hàng được đo lường bằng tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản. Các nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả có nhâ ̣n đi ̣nh không giống nhau về mối quan hê ̣ giữa tỷ lê ̣ cho vay và tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng. Có nghiên cứu cho rằng tỷ lê ̣ cho vay có mối quan hê ̣ đồng biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn như nghiên cứu của Al-Sabbagh (2004). Điều này được giải thích là do tỷ lê ̣ này cho thấy tác đô ̣ng của khoản vay lên danh mu ̣c tài sản vốn, khi rủi ro tăng lên người gửi tiền sẽ được bù đắp những mất mát, vì vâ ̣y tỷ lê ̣ an toàn vốn cũng phải tăng lên. Nhưng cũng có nghiên cứu tìm ra tác đô ̣ng ngược chiều của tỷ lê ̣ cho vay và tỷ lê ̣ an toàn vốn như Ahmet và Hasan (2011). Trong nghiên cứ u này, tác giả kỳ vo ̣ng tỷ lê ̣ cho vay có tác đô ̣ng cùng chiều đến tỷ lê ̣ an toàn vốn của ngân hàng.
Giả thuyết 3 (H3): Tỷ lê ̣ cho vay có mối quan hê ̣ đồng biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn của ngân hàng.
4.1.4 Mối quan hê ̣ giữa tỷ lê ̣ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lê ̣ an toàn vốn
Tỷ lê ̣ dự phòng rủi ro tín du ̣ng là tỷ số giữa khoản dự phòng rủi ro tín du ̣ng và tổng dư nợ cho vay. Khoản dự phòng này được ước tính đủ để bù lỗ trong danh mu ̣c cho vay. Các nghiên cứu trước của tác giả Ahmet và Hasan (2011), Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014) đều cho thấy mối tương quan dương giữa tỷ lê ̣ dự phòng rủi ro tín du ̣ng và tỷ lê ̣ an toàn vốn. Tuy nhiên nghiên cứu của Al-Sabbagh (2004) la ̣i cho rằng có mối quan hê ̣ ngược chiều giữa tỷ lê ̣ dự phòng tín du ̣ng và tỷ lê ̣ an toàn vốn. Nghiên cứu này kỳ vo ̣ng sẽ tìm ra mối tương quan âm giữa tỷ lê ̣ dự phòng tín du ̣ng và tỷ lê ̣ an toàn
vốn của các NHTM Viê ̣t Nam. Khi các khoản dự phòng tín du ̣ng tăng lên, điều đó có nghĩa là ngân hàng có xu hướng cho vay nhiều hơn hoă ̣c có xu hướng chấp nhâ ̣n các khoản cho vay với rủi ro cao hơn, vì vâ ̣y dẫn tới tỷ lê ̣ an toàn vốn thấp hơn.
Giả thuyết 4 (H4): Tỷ lê ̣ dự phòng nợ xấu có mối quan hê ̣ nghi ̣ch biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn của ngân hàng.
4.1.5 Mối quan hê ̣ giữa tỷ lê ̣ thanh khoản và tỷ lê ̣ an toàn vốn
Tỷ lê ̣ thanh khoản được đo lường bằng tiền mă ̣t và các khoản tương đương tiền trên cho tổng tài sản. Nghiên cứu của Skully và cộng sự (2009), Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng có mối quan hê ̣ cùng chiều giữa tỷ lê ̣ thanh khoản và tỷ lệ an toàn vốn. Nghiên cứu cho thấy khi tỷ lê ̣ tiền mă ̣t và các khoản tương đương tiền tăng, tính thanh khoản của ngân hàng cao, có tác đô ̣ng cùng chiều với tỷ lê ̣ an toàn vốn của ngân hàng. Trong bài nghiên cứu này tác giả kỳ vo ̣ng vào mối quan hê ̣ cùng chiều giữa tỷ lê ̣ thanh khoản và tỷ lê ̣ an toàn vốn.
Giả thuyết 5 (H5): Tỷ lê ̣ thanh khoản có mối quan hê ̣ đồng biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng.
4.1.6 Mối quan hê ̣ giữa tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n và tỷ lê ̣ an toàn vốn
Tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n ở đây được đo lường bởi lợi nhuâ ̣n sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Các nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả có nhâ ̣n đi ̣nh không giống nhau về mối quan hê ̣ giữa tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n và tỷ lê ̣ an toàn vốn của ngân hàng. Các nghiên cứu của Al-Sabbagh (2004), Bateni và cộng sự (2014) cho rằng tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n có quan hê ̣ đồng biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn ngân hàng. Kết quả từ các nghiên cứu này cho rằng các ngân hàng hoa ̣t đô ̣ng có lợi nhuâ ̣n thường có xu hướng tăng vốn của mình lên, từ đó tăng tỷ lê ̣ an toàn vốn. Nhưng có nhiều nghiên cứu cho rằng tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n có quan hê ̣ nghi ̣ch biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn ngân hàng như nghiên cứu của Ahmet và Hasan (2011), Bokhari & Ali (2009), Margaretha & Setiyaningrum (2011) và Võ Hồng Đức và các cộng sự (2014). Trong bài nghiên cứu này tác giả kỳ vo ̣ng tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n sẽ có mối quan hê ̣ đồng biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng.
Giả thuyết 6 (H6): Tỷ lê ̣ lợi nhuâ ̣n có mối quan hê ̣ đồng biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng.
Hê ̣ số đòn bẩy tài chính được đo lường bằng tổng dư nợ trên vốn chủ sở hữu. Theo nghiên cứu của Ahmet và Hasan (2011) thì hê ̣ số đòn bẩy tài chính có mối quan hê ̣ ngược chiều với tỷ lê ̣ an toàn vốn. Điều này được giải thích là do hê ̣ số đòn bẩy tài chính càng cao thì càng chứa nhiều rủi ro vì vâ ̣y các nhà đầu tư thường đòi hỏi mô ̣t suất sinh lợi cao hơn, kết quả chi phí vốn tăng cao vì vâ ̣y các ngân hàng thường khó tăng vốn của mình lên, từ đó giảm tỷ lê ̣ an toàn vốn. Trong bài nghiên cứu này tác giả kỳ vo ̣ng hê ̣ số đòn bẩy sẽ có mối quan hê ̣ ngược chiều với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng.
Giả thuyết 7 (H7): Hê ̣ số đòn bẩy có mối quan hê ̣ nghi ̣ch biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng.
4.1.8 Mối quan hê ̣ giữa tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế và tỷ lê ̣ an toàn vốn
Tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế được đo lường thông qua chỉ số tổng sản phẩm quốc nô ̣i GDP. Theo nghiên cứu của Asarkaya và Õzcan (2007), thì tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế có mối quan hê ̣ cùng chiều với tỷ lê ̣ an toàn vốn. Điều này được giải thích là do trong thời gian tăng trưởng kinh tế tốt, các ngân hàng có thể dễ dàng gia tăng lợi nhuâ ̣n vì vâ ̣y thường có xu hướng giữ la ̣i lợi nhuâ ̣n để tăng vốn, từ đó tăng tỷ lê ̣ an toàn vốn. Ngược la ̣i, mô ̣t số bài nghiên cứu khác la ̣i cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lê ̣ an toàn vốn, được giải thích là do trong thời gian hoạt động kinh tế mạnh, rủ i ro ngân hàng thấp hơn do đó các ngân hàng có thể thích làm việc với CAR thấp hơn để tận dụng các cơ hội tăng trưởng và trong thời kỳ suy thối, các ngân hàng có xu hướng làm việc với CAR cao hơn để giảm mức độ rủi ro của họ (Bokhari & Ali (2009)). Trong bài nghiên cứu này tác giả kỳ vo ̣ng tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế sẽ có mối quan hê ̣ cùng chiều với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng.
Giả thuyết 8 (H8): Tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hê ̣ đồng biến với tỷ lê ̣ an toàn vốn của các ngân hàng.