Kiểm soát cam kết chi đầu tư theo ngân sách trung hạn

Một phần của tài liệu Luận án HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI đầu tư từ NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 121 - 124)

7. Kết cấu của luận án

4.2. Giải pháp hồn thiện kiểm sốt chi đầu tư từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc

4.2.1. Kiểm soát cam kết chi đầu tư theo ngân sách trung hạn

Tiếp cận bài học kinh nghiệm thứ nhất cho Việt Nam tại chương 2 “Phương pháp quản lý CKC theo hướng kiểm soát tại đầu nguồn” cũng như như phân tích và đánh giá thực trạng tại Chương 3, hạn chế thứ nhất cho thấy, “kiểm soát cam kết chi đầu tư từ NSNN chưa đáp ứng yêu cầu đối với quản lý ngân sách trung hạn”, đồng thời xuất phát từ mục tiêu trong dài hạn, KBNN cần chủ động tham mưu cho BTC trình Chính phủ cần ban hành cơ chế quản lý với cách tiếp cận mới theo hướng sau: Quy định thời điểm tiến hành CKC của CĐT phải được thực hiện trước khi xác lập nghĩa vụ pháp lý phải trả nợ trong tương lai (trước khi ký kết hợp đồng), cụ thể:

112

thông tin dữ liệu về DAĐT, kế hoạch VĐT công trung hạn và hàng năm được chia sẻ giữa hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công với hệ thống CNTT của BTC và các Bộ, ngành, địa phương.

* Trước khi CĐT tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng, hệ thống quản lý mua sắm tài sản công sẽ kết nối với hệ thống quản lý ngân sách để kiểm tra kế hoạch trung hạn được giao để đảm bảo nguồn lực cho hợp đồng được ký kết. Việc kiểm tra KHV trung hạn sẽ biết được khả năng CĐT còn được phép sử dụng KHV tối đa là bao nhiêu.

Như vậy, vấn đề quản lý ngân sách trung hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc sử dụng vốn này đã được giải quyết. Người cung cấp hàng hóa, dịch vụ biết được CĐT đã cam kết sử dụng nguồn lực tài chính của mình thơng qua Hệ thống quản lý mua sắm tài sản cơng. Chính phủ cần giao cho 01 Bộ có chức năng quản lý về quỹ NSNN để triển khai xây dựng Hệ thống quản lý mua sắm tài sản công, làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương, CĐT có căn cứ triển khai thực hiện.

* Sau khi đã tổ chức đấu thầu thành công, người mua và người bán sẽ thương thảo và ký kết hợp đồng kinh tế. Khi thực hiện KSC qua KBNN cho hợp đồng đã được ký kết, ngân sách trung hạn sẽ được trừ đi với giá trị tương ứng với giá trị đề nghị thanh toán theo hợp đồng đã ký kết và từ đây bài toán quản lý theo ngân sách trung hạn được giải quyết triệt để.

Như vậy, từ cách tiếp cận này, khơng cịn những hợp đồng kinh tế được ký kết khi chưa thực hiện kiểm sốt nguồn lực tài chính, CKC NSNN do vậy khơng thể có nợ đọng trong XDCB.

Thực hiện giải pháp trên cần tiến hành giải quyết những vấn đề mang tính kết nối và đồng bộ như sau:

- Xây dựng hệ thống quản lý mua sắm tài sản cơng với chức năng chính là quản lý thông tin về mua sắm tài sản cơng tập trung và quy trình mua sắm,

113

theo đó mở rộng chức năng quản lý CKC NSNN của hệ thống KBNN. Danh mục các loại hàng hóa, dịch vụ nào đó sẽ được tổng hợp tại đây để phục vụ cho công tác đấu thầu;

- Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang quản lý (Cục Quản lý đấu thầu tổ chức thực hiện đấu thầu tài sản công). Hệ thống này được kết nối với Hệ thống quản lý mua sắm tài sản công và hệ thống quản lý ngân sách điện tử của KBNN. Việc kết nối thông tin vào thời điểm nào cần quy định rất cụ thể để tránh lộ, lọt thơng tin trong q trình tổ chức đấu thầu;

- Sau khi đã tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, thông tin về nhà thầu, về hợp đồng kinh tế được ký kết (hợp đồng điện tử) giữa CĐT với nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ, thông tin về: nhà cung cấp, thông tin về giá trị hợp đồng,… được ghi nhận trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và chia sẻ thông tin với Hệ thống Quản lý mua sắm tài sản công.

Hệ thống này có kết nối với nhiều cơ quan QLNN có thẩm quyền về các lĩnh vực như: Kế hoạch, Tài chính (để quản lý nguồn lực), đồng thời kết nối chặt chẽ với hệ thống quản lý ngân sách của KBNN để thực hiện KSC NSNN. Từ 2 hệ thống này, KBNN sẽ được sử dụng cơ sở dữ liệu chính xác về hợp đồng kinh tế, tiết kiệm được nguồn lực (nhập dữ liệu, không gian lưu giữ hồ sơ giấy...). Việc ghi nhận và liên thông dữ liệu điện tử trong suốt quá trình quản lý NSNN (từ khâu phân bổ, kiểm soát dự toán trước khi đấu thầu, ký kết và ghi nhận thông tin hợp đồng, tiếp nhận hàng hóa, dịch vụ, tiếp nhận hóa đơn điện tử, gửi đề nghị thanh toán, thực hiện thanh toán, kế toán và quyết toán tại các đơn vị sử dụng NSNN và KBNN) thông qua hệ thống quản lý mua sắm công và chi NSNN, đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng NSNN;

114

- Bộ Tài chính xây dựng theo lộ trình và triển khai nâng cấp, phát triển hệ thống TABMIS thành hệ thống quản lý ngân sách điện tử có khả năng cung cấp thông tin, báo cáo đa chiều và mở rộng khả năng truy cập (trực tiếp hoặc gián tiếp) tới người dân, doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị; đóng vai trị là hệ thống lõi trong kiến trúc CNTT của BTC, tích hợp, kết nối dữ liệu tự động với các hệ thống, ứng dụng CNTT có liên quan thông qua Cổng thông tin điện tử phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, các ứng dụng CNTT hiện đại nhằm nâng cao tính cơng khai, minh bạch và đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính- ngân sách.

Một phần của tài liệu Luận án HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI đầu tư từ NGÂN SÁCH NHÀ nước QUA KHO bạc NHÀ nước VIỆT NAM (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)