KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1 : KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC

3.2. KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

3.2.1. Kế toán tăng TSCĐ

TSCĐ của DN tăng do rất nhiều ngun nhân khác nhau. Vì thế, kế tốn cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và các chứng từ liên quan để ghi sổ cho phù hợp.

a. Tăng do mua sắm

- Khi bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán ghi các bút toán: BT1: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ

Nợ TK 211,213: nguyên giá TSCĐ tăng do mua sắm. Nợ TK 133 (1332): thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Có TK 331: tổng số tiền chưa trả người bán.

Có TK 111, 112: thanh tốn ngay (kể cả phí tổn mới).

BT2: Kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh tương ứng (ghi theo nguyên giá): Nợ TK 414: giảm quỹ đầu tư phát triển, hoặc

21 Nợ TK 441: giảm nguồn vốn đầu tư XDCB.

Có TK 411: tăng nguồn vốn kinh doanh.

Trường hợp DN đầu tư TSCĐ bằng nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn khấu hao hoặc vay dài hạn kế tốn khơng phải ghi bút tốn 2.

* Trường hợp mua sắm phải qua lắp đặt trong thời gian dài

Kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt theo từng đối tượng. Khi hoàn thành, bàn giao mới ghi tăng nguyên giá TSCĐ và kết chuyển nguồn:

- Khi tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt (giá mua, chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác trước khi dùng):

Nợ TK 241 (2411): tập hợp chi phí thực tế.

Nợ TK 133 (1332): thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK liên quan (331, 341, 111, 112,...).

- Khi việc mua sắm, lắp đặt TSCĐ hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng, ta kết chuyển ghi tăng nguyên giá cho TSCĐ:

Nợ TK 211, 213: tăng nguyên giá TSCĐ. Có TK 241 (2411): giảm chi phí XDCB.

Đồng thời, kết chuyển nguồn vốn (đầu tư bằng vốn chủ sở hữu): tương tự như các trường hợp trên.

* Trường hợp tăng do mua sắm theo phương thức trả góp, trả chậm:

- Kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá mua trả ngay (không bao gồm lãi trả góp, trả chậm) cùng chi phí liên quan đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng (nếu có)

Nợ TK 211,213: nguyên giá (giá mua trả ngay và chi phí liên quan). Nợ TK 133 (1332): thuế GTGT đầu vào (nếu có).

Nợ TK 242: lãi do mua trả góp, trả chậm. Có TK 1111, 112: số tiền trả trước (nếu có) Có TK 331: số tiền phải trả góp.

- Kết chuyển nguồn vốn (nếu mua sắm bằng vốn chủ sở hữu): Nợ TK liên quan (441, 414): giảm vốn chủ sở hữu khác.

Có TK 411: tăng nguồn vốn kinh doanh. - Khi trả góp hàng tháng:

Nợ TK 331

Có TK 111, 112

- Đồng thời, phân bổ lãi trả góp phải trả của từng kỳ vào chi phí tài chính: Nợ TK 635

Có TK 242

22

- Chi phí đầu tư XDCB được tập hợp riêng trên tài khoản 241 (2412), chi tiết theo từng cơng trình:

Nợ TK 241 (2412): tập hợp chi phí thực tế.

Nợ TK 133 (1332): thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK liên quan (331, 341, 111, 112....).

- Khi hoàn thành, nghiệm thu, đưa vào sử dụng, trước hết ghi tăng nguyên giá TSCĐ: Nợ TK 211, 213: tăng nguyên giá TSCĐ.

Có TK 241 (2412): kết chuyển chi phí.

Đồng thời, kết chuyển nguồn vốn (đầu tư bằng vốn chủ sở hữu): tương tự như các trường hợp trên.

c. Kế tốn TSCĐ được cấp hoặc nhận góp vốn

Ghi tăng nguyên giá TSCĐ, đồng thời ghi tăng NVKD: Nợ TK 211, 213

Có TK 411

d. Kế tốn TSCĐ được biếu tặng

- Ghi tăng nguyên giá TSCĐ, đồng thời ghi tăng thu nhập khác:

Nợ TK 211, 213 Có TK 711

3.2.2. Kế tốn giảm tài sản cố định

a. Giảm do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định

Trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ được xem là hoạt động khác, khi thanh lý nhượng bán kế toán ghi giảm TSCĐ theo nguyên giá và giá trị hao mòn, còn giá trị còn lại và các chi phí liên quan đến q trình thanh lý nhượng bán được tính vào chi phí khác, đồng thời khoản thu được ghi tăng thu nhập khác:

BT1: Xóa sổ TSCĐ nhượng bán:

Nợ TK 214 (2141): giá trị hao mòn lũy kế. Nợ TK 811: giá trị còn lại.

Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ. BT2: Phản ánh giá nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK liên quan (111, 112, 131): tổng giá thanh tốn. Có TK 711: giá nhượng bán (chưa có thuế GTGT). Có TK 333 (33311): thuế GTGT đầu ra phải nộp.

BT3: Các chi phí nhượng bán khác (sửa chữa, tân trang, môi giới,...) phát sinh liên quan đến nhượng bánTSCĐ:

Nợ TK 811: tập hợp chi phí nhượng bán.

Nợ TK 133 (1331): thuế GTGT được khấu trừ (nếu có). Có TK 331, 111, 112,...

23

b. Kế toán trao đổi TSCĐ

Khi đem TSCĐ đi trao đổi để lấy về một TSCĐ khác hai bên phải thống nhất giá trao đổi của tài sản. Trong trường hợp giá trao đổi của TSCĐ bằng nhau (trao đổi TSCĐ tương tự, khơng tạo ra doanh thu), để đơn giản, kế tốn ghi như sau:

Nợ TK 214 (2141): giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ đem đi trao đổi.

Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐ nhận về (theo giá trị còn lại của TSCĐ đem đi trao đổi).

Có TK 211: giảm nguyên giá TSCĐ đem đi.

Trường hợp giá trao đổi không bằng nhau (trao đổi TSCĐ khơng tương tự), kế tốn phản ánh giống như trường hợp nhượng bán và mua sắm. Phần chênh lệch về giá trao đổi, DN sẽ phải trả hoặc phải thu với đối tác. Cụ thể, kế toán ghi các bút tốn sau:

BT1: Xóa sổ TSCĐ đem đi trao đổi: Nợ TK 214 (2141): giá trị hao mòn lũy kế.

Nợ TK 811: giá trị còn lại của TSCĐ đem đi trao đổi. Có TK 211: giảm nguyên giá TSCĐ đem đi trao đổi. BT2: Phản ánh giá trao đổi của TSCĐ đem đi:

Nợ TK 131: tổng giá thanh toán của TSCĐ đem đi.

Có TK 711: giá trao đổi TSCĐ theo thỏa thuận (chưa có thuế GTGT). Có TK 3331 (33311): thuế GTGT tương ứng.

BT3: Phản ánh tổng giá thanh toán của TSCĐ nhận về. Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐ nhận về.

Nợ TK 133 (1332): thuế GTGT của TSCĐ nhận về. Có TK 131: tổng giá thanh toán của TSCĐ nhận về. Trường hợp phát sinh chênh lệch bù trừ:

Nợ TK 111, 112: nếu bên trao đổi phải bù tiền Có TK 131

Hoặc: Nợ TK 131

Có TK 111, 112: nếu DN phải bù tiền

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)