TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 1 : KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC

6.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT

KẾT QUẢ KINH DOANH

6.1.1. Khái niệm thành phẩm

Thành phẩm là những sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, đã hoàn thành bước sản xuất cuối cùng trong quy trình cơng nghệ chế tạo sản phẩm và đã được kiểm nhận, đáp ứng mọi tiêu chuẩn, phẩm chất, qui cách qui định.

Bán thành phẩm là những sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất nhưng chỉ mới hoàn thành một hay một số bước trong qui trình chế tạo sản phẩm.

6.1.2 Tính giá thành phẩm

Thành phẩm nhập, xuất, tồn kho được phản ánh theo giá gốc (giá thực tế). Giá gốc thành phẩm nhập kho được tính theo giá thành sản xuất thực tế

Việc tính giá thực tế thành phẩm xuất kho cũng được thực hiện bằng các phương pháp giống như tính giá thực tế vật liệu, dụng cụ xuất kho (nhập trước, xuất trước; nhập sau, xuất trước; giá đơn vị bình quân,...).

6.1.3 Nội dung các chỉ tiêu liên quan đến chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (BH & CCDV) là số tiền ghi trên hóa đơn - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (BH & CCDV) là số tiền ghi trên hóa đơn

bán hàng hay hợp đồng cung cấp dịch vụ;

- DTT về BH & CCDV là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu với các khoản giảm giá hàng bán, doanh thu của số hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại và số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu hay thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp;

- Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận

do các nguyên nhân thuộc về người bán như: hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng, v.v....;

- Chiết khấu thương mại là số tiền thưởng cho khách hàng tính trên giá bán đã thỏa

thuận và được ghi trên các hợp đồng mua bán hoặc cam kết về mua bán và phải được thể hiện rõ trên chứng từ bán hàng. Chiết khấu thương mại bao gồm các khoản hồi khấu (là số tiền thưởng khách hàng do trong một khoảng thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớn hàng hóa) và bớt giá (là khoản giảm trừ cho khách hàng vì mua lượng lớn hàng hóa trong một đợt);

- Doanh thu hàng bán bị trả lại là doanh thu của số hàng đã được tiêu thụ (đã ghi

nhận doanh thu) nhưng bị người mua trả lại, từ chối không mua nữa. Nguyên nhân trả lại thuộc về phía người bán (vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng như không phù hợp yêu cầu, tiêu chuẩn, quy cách kỹ thuật, hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại, v. v.....);

54

- Chiết khấu thanh toán là số tiền người bán thưởng cho người mua do đã thanh

toán tiền hàng trước thời hạn quy định tính trên số tiền đã thanh tốn;

- Lợi nhuận gộp về BH & CCDV là số chênh lệch giữa DTT với giá vốn hàng bán

(GVHB). Lợi nhuận gộp còn được gọi là lãi thương mại hay lợi tức gộp hoặc lãi gộp;

- Kết quả BH & CCDV (hay kết quả tiêu thụ hoặc kết quả hoạt động SXKD) là số lợi nhuận hay lãi lỗ về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả kinh doanh BĐS đầu tư) và được tính bằng số chênh lệch giữa DTT về BH & CCDV, doanh thu BĐS đầu tư với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN, chi phí kinh doanh BĐS đầu tư;

- Kết quả hoạt động tài chính (lời hay lỗ) là số chênh lệch giữa một bên là DTT hoạt

động tài chính với một bên là chi phí thuộc hoạt động tài chính;

- Kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh kết quả thu được từ hoạt động

BH & CCDV, kinh doanh BĐS đầu tư và hoạt động tài chính;

- Kết quả hoạt động khác (lời hay lỗ khác) là số chênh lệch giữa thu nhập thuần

khác và chi phí khác;

- Tổng số lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm số lợi

nhuận (hay lỗ) của các hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động khác trong kỳ của doanh nghiệp.

6.1.4. Thời điểm ghi nhận doanh thu (thu nhập)

Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hóa, lao vụ từ người bán sang người mua. Nói cách khác, thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm người mua trả tiền cho người bán hay người mua chấp nhận thanh tốn số hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ,... mà người bán đã chuyển giao.

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau:

+ Người bán đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

+ Người bán khơng cịn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm sốt hàng hóa;

+Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

+ Người bán đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

6.1.5. Tài khoản sử dụng

Theo phương pháp kê khai thường xuyên, khi hạch toán tiêu thụ, kế toán sử dụng các tài khoản sau:

55

Tài khoản này phản ánh giá thành sản xuất thực tế của tất cả thành phẩm, bán thành phẩm do các bộ phận sản xuất của DN sản xuất hoặc th ngồi gia cơng đã xong được kiểm nghiệm, nhập kho.

Bên Nợ: Các nghiệp vụ ghi tăng giá thành sản xuất thực tế thành phẩm tại kho.

Bên Có: Phản ánh các nghiệp vị làm giảm giá thành sản xuất thực tế thành phẩm tại kho.

Dư Nợ: Giá trị thành phẩm sản xuất thực tế thành phẩm tồn kho.

* Tài khoản 157 "Hàng gửi bán":

Tài khoản 157 được sử dụng để theo dõi giá gốc (giá thực tế) sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc đại lý, ký gửi hay giá trị lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, người mua nhưng chưa được chấp nhận thanh toán.

Bên Nợ: Giá gốc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ gửi bán, gửi đại lý hoặc đã thực hiện với khách hàng nhưng chưa được chấp nhận.

Bên Có: - Giá gốc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán.

- Giá gốc hàng gửi bán bị từ chối, trả lại.

Dư Nợ: Giá gốc hàng gửi bán, ký gửi, đại lý chưa được chấp nhận. * Tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ":

Tài khoản 511 được dùng để phản ánh tổng doanh thu BH & CCDV thực tế của DN và các khoản ghi giảm doanh thu. Từ đó, tính ra DTT về bán hàng trong kỳ.

Bên Nợ: - Số thuế tiêu thụ phải nộp (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp) tính trên doanh số bán trong kỳ; - Số giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại và doanh thu của hàng bán bị trả lại trừ vào doanh thu trong kỳ;

- Kết chuyển số DTT vào tài khoản 911 để xác định kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Bên Có: Tổng số doanh thu BH & CCDV (kể cả doanh thu BĐS đầu tư) thực tế phát sinh trong kỳ của DN.

* Tài khoản 521 "Các khoản giảm trừ doanh thu":

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại.

Bên Nợ:

- Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng;

- Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng;

- Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán.

56

Bên Có: Cuối kỳ kế tốn, kết chuyển tồn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá

hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo.

Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu khơng có số dư cuối kỳ. Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2

- Tài khoản 5211 - Chiết khấu thương mại:Tài khoản này dùng để phản ánh khoản

chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ.

- Tài khoản 5212 - Hàng bán bị trả lại:Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu

của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ.

- Tài khoản 5213 - Giảm giá hàng bán:Tài khoản này dùng để phản ánh khoản

giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấp kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ.

* Tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán":

Tài khoản 632 "GVHB" được dùng để theo dõi trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ xuất bán trong kỳ. GVHB có thể là giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, dịch vụ hay trị giá mua và phí thu mua phân bổ cho hàng hóa đã tiêu thụ.

Bên Nợ: Tập hợp giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ và các khoản được ghi tăng giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ.

Bên Có: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ và giá vốn hàng đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)