CHƯƠNG 1 : KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC
6.3. KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM
Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại quầy (hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) của DN. Số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu về số hàng này. Người mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao.
- Khi xuất sản phẩm, hàng hóa hay thực hiện các dịch vụ với khách hàng, kế toán ghi các bút toán sau:
BT1: Phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán: Nợ TK 632: Ghi tăng GVHB trong kỳ
Có TK 155: Nếu xuất kho thành phẩm.
Có TK 154: Nếu xuất trực tiếp tại phân xưởng. BT2: Phản ánh tổng giá thanh toán của hàng tiêu thụ: Nợ TK 111, 112: Ghi tổng giá thanh toán đã thu bằng tiền. Nợ TK 131: Ghi tổng giá thanh toán bán chịu.
Có TK 511: Ghi doanh thu bán hàng.
Có TK 3331 (33311): Ghi thuế GTGT phải nộp.
- Đối với hàng hóa, trong trường hợp DN thu mua hàng chuyển bán thẳng, không qua kho, căn cứ vào lượng hàng chuyển thẳng, kế toán ghi:
Nợ TK 632: Ghi tập hợp GVHB.
Nợ TK 133 (1331): Ghi thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng mua chuyển thẳng tiêu thụ, không qua kho.
Có TK liên quan (331, 111, 112,...): Ghi tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển thẳng tiêu thụ trực tiếp.
- Trường hợp khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán, số chiết khấu đã chấp thuận cho khách hàng được tính vào chi phí hoạt động tài chính:
Nợ TK 635: Ghi tăng chi phí tài chính.
Có TK 111, 112: Nếu xuất tiền trả cho người mua. Có TK 131: Nếu trừ vào số tiền phải thu ở người mua. - Đối với các khoản chiết khấu thương mại kế toán ghi: Nợ TK 5211: Tập hợp chiết khấu thương mại phát sinh.
58
Nợ TK 3331 (33311): Thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số chiết khấu thương mại phát sinh.
Có TK 131: Trừ vào số tiền phải thu ở người mua, hoặc
Có TK liên quan (111, 112, 3388): Khoản hồi khấu đã trả bằng tiền hay chấp nhận trả.
- Trường hợp giảm giá hàng bán kế toán ghi:
Nợ TK 5213: Tập hợp giảm giá hàng bán phát sinh.
Nợ TK 3331 (33311): Thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số giảm giá hàng bán.
Có TK liên quan (111, 112, 131, 3388,...): Số giảm giá hàng bán thực tế phát sinh đã trả, khấu trừ hay chưa trả.
- Trường hợp hàng bán bị trả lại, kế toán ghi các bút toán sau: BT1: Trị giá vốn của hàng bán bị trả lại.
Nợ TK liên quan (155, 157): Nếu nhập kho thành phẩm, hàng hóa hay đang gửi tại kho người mua.
Có TK 632: Ghi giá vốn hàng bị trả lại.
BT2: Tổng giá thanh toán của số hàng bán bị trả lại: Nợ TK 5212: Ghi doanh thu của hàng bị trả lại.
Nợ TK 3331 (33311): Thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số hàng bán bị trả lại.
Có TK liên quan (131, 111, 112....): Ghi tổng giá thanh toán của hàng đã tiêu thụ bị trả lại.
Đồng thời, tiến hành kết chuyển lần lượt các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng trong kỳ:
Nơ TK 511: Ghi giảm doanh thu bán hàng.
Có TK liên quan (5211, 5212, 5213): Kết chuyển chiết khấu thương mại, doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán.
- Từ đó, xác định và kết chuyển số DTT về tiêu thụ: Nợ TK 511: Kết chuyển DTT
Có TK 911 (hoạt động bán hàng) - Kết chuyển GVHB trừ vào kết quả: Nợ TK 911 (hoạt động bán hàng)
Có TK 632: kết chuyển GVHB
6.3.2. Kế toán tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng, chờ chấp nhận
Phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận là phương thức tiêu thụ mà bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán. Khi được bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng
59
chuyển giao (một phần hay tồn bộ) thì số hàng được bên mua chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ và bên bán mất quyền sở hữu về số hàng hóa đó.
- Khi xuất sản phẩm, hàng hóa chuyển đến bên mua, căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ, kế toán ghi bút toán:
Nợ TK 157: Ghi giá vốn thực tế của hàng gửi bán.
Có TK 154: Nếu xuất sản phẩm trực tiếp từ phân xưởng sản xuất. Có TK 155: Nếu xuất trực tiếp sản phẩm tại kho.
- Khi hàng chuyển đi được bên mua kiểm nhận, chấp nhận thanh toán hoặc thanh tốn, DN phải lập Hóa đơn GTGT về lượng hàng đã được chấp nhận giao cho khách hàng. Căn cứ vào Hóa đơn GTGT, kế tốn ghi các bút toán:
BT1: Phản ánh giá bán của hàng được chấp nhận:
Nợ TK liên quan (131, 111, 112,...): Tổng giá thanh tốn.
Có TK 511 (5112): Doanh thu tiêu thụ của số hàng được chấp nhận. Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp.
BT2: Phản ánh trị giá vốn của hàng được chấp nhận: Nợ TK 632: Ghi tăng GVHB trong kỳ.
Có TK 157: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ.
- Trường hợp ghi nhận giá vốn số hàng gửi đi bị khách hàng từ chối: Nợ TK 155: Nếu nhập kho thành phẩm hoặc phế liệu.
Có TK 157: Ghi trị giá vốn số hàng bị trả lại.
- Các trường hợp hàng đã coi là tiêu thụ bị trả lại, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán phát sinh (nếu có) được hạch tốn giống như phương thức tiêu thụ trực tiếp.
6.3.3. Kế tốn bán hàng trả góp, trả chậm
Bán hàng trả góp, trả chậm là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo bằng nhau và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường, số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau, trong đó bao gồm một phần nợ gốc và một phần lãi trả chậm.
Về thực chất, chỉ khi nào người mua thanh tốn hết tiền hàng thì DN mới mất quyền sở hữu. Tuy nhiên, về mặt hạch toán, khi hàng bán trả góp, trả chậm giao cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ. Do vậy, ngồi bút tốn phản ánh giá trị vốn của hàng tiêu thụ giống như các trường hợp khác, kế tốn cịn phản ánh tổng giá thanh toán của hàng bán trả góp, trả chậm theo hóa đơn GTGT:
Nợ TK 131 (chi tiết người mua): Tổng số tiền phải thu từ KH Có TK 511 (5111, 5112):Doanh thu bán hàng trả ngay
60
Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp tính trên giá bán trả một lần (giá thanh tốn ngay).
Có TK 338 (3387): Lãi do bán trả góp
- Cuối kỳ, tiến hành kết chuyển DTT, GVHB để xác định kết quả tương tự như các phương thức tiêu thụ khác.
- Sang các kỳ sau, khi phản ánh số tiền người mua thanh toán ở các kỳ sau, ghi: Nợ TK liên quan (111, 112...)
Có TK 131 (chi tiết người mua): Số tiền đã thu.
Đồng thời, Kết chuyển tiền lãi về bán hàng trả góp, trả chậm tương ứng với từng kỳ kinh doanh:
Nợ TK 338 (3387): giảm doanh thu chưa thực hiện.
Có TK 515: Tăng doanh thu hoạt động tài chính về lãi bán hàng trả góp, trả chậm.