Phân loại tiền lương

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 1 : KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC

4.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO

4.1.3. Phân loại tiền lương

* Tiền lương theo thời gian:

Thường áp dụng cho lao động làm cơng tác văn phịng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ - kế toán,…Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế.

Hình thức trả lương theo thời gian có những hạn chế nhất định (mang tính bình qn, chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất) nên để khắc phục phần nào những hạn chế đó, việc trả lương theo thời gian có thể được kết hợp chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc.

* Tiền lương theo sản phẩm:

Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả theo sản phẩm gián tiếp, trả theo sản phẩm có thưởng, theo sản phẩm lũy tiến.

* Tiền lương khốn:

Tiền lương khốn là hình thức trả lương cho các cá nhân hay tập thể người lao động dựa theo khối lượng công việc mà DN giao khoán cho họ.

Câu hỏi: cho biết ưu nhược điểm của các hình thức trả lương?

4.2. KẾ TỐN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 4.2.1. Tài khoản sử dụng

Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế tốn sử dụng các tài khoản sau:

- Tài khoản 334 “Phải trả người lao động”: phản ánh tình hình thanh tốn với

người lao động của DN về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH, tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ.

Kết cấu của tài khoản:

Bên Nợ: - Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động; - Các khoản đã trả cho người lao động;

37

- Kết chuyển tiền lương cho người lao động chưa lĩnh. Bên Có: Các khoản phải trả cho người lao động.

Dư Có: Phản ánh các khoản cịn phải trả cho người lao động. Dư Nợ (nếu có): phản ánh khoản trả thừa cho người lao động.

- Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác”: dùng để phản ánh tình hình thanh tốn

các khoản phải trả và phải nộp khác ngoài các khoản đã phản ánh ở các tài khoản thanh toán nợ phải trả (từ tài khoản 331 đến tài khoản 337) như tình hình trích nộp và sử dụng KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN; tình hình giá trị tài sản thừa chờ xử lý; về doanh thu chưa thực hiện; về các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn; khoản phải trả về cổ phần hóa DN và các khoản phải trả khác,…..

Kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: - Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý các quỹ;

- Các khoản đã chi về KPCĐ;

- Xử lý giá trị tài sản thừa;

- Kết chuyển doanh thu chưa thực hiện tương ứng;

- Các khoản đã trả, đã nộp khác.

Bên Có: - Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định;

- Các khoản phải nộp, phải trả hay thu hộ;

- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý;

- Tổng số doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ;

- Số đã nộp, đã trả lớn hơn số phải nộp, phải trả được hồn lại. Dư Có: phản ánh số tiền còn phải trả, phải nộp, giá trị tài sản thừa chờ xử lý. Dư Nợ (nếu có): phản ánh số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh tốn. Tài khoản 338 có 4 tài khoản cấp 2 có liên quan:

• Tài khoản 3382 “KPCĐ”; • Tài khoản 3383 “BHXH”; • Tài khoản 3384 “BHYT”

• Tài khoản 3386 “ BHTN”

Ngồi ra trong q trình hạch tốn, kế tốn cịn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như: 111, 112, 138,…

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)