KẾ TỐN HAO MỊN VÀ TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 1 : KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN, CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC

3.3. KẾ TỐN HAO MỊN VÀ TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ

3.3.1. Khái niệm hao mòn và khấu hao

Hao mòn tài sản cố định: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố

định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.

Có 2 loại hao mịn:

- Hao mịn hữu hình: là sự hao mịn vật lý trong q trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận. Hao mịn hữu hình có thể diễn ra hai dạng dưới đây:

24

Hao mòn do tác động của thiên nhiên không phụ thuộc vào việc sử dụng. Do dó sự hao mịn hữu hình nên tài sản mất dần giá trị và giá trị sử dụng lúc ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một tài sản khác.

- Hao mịn vơ hình: là sự giảm dần về giá trị tài sản cố định do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà TSCĐ được sản xuất ra ngày càng có nhiều tính năng và năng suất cao hơn. Trong một nền kinh tế càng năng động, càng phát triển thì tốc độ hao mịn càng nhanh. Vì vậy, địi hỏi trước hết của các doanh nghiệp Nhà nước phải có một chính sách hợp lý về quản lý và trích khấu hao, như thế mới đảm bảo cho doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.

Hao mòn TSCĐ là một phạm trù khách quan, muốn xác định giá trị hao mịn của TSCĐ nào đó thì cơ sở có tính khách quan nhất là thơng qua giá cả thị trường. Tức là phải so sánh giá cả của TSCĐ cũ với TSCĐ mới cùng loại. Tuy nhiên, TSCĐ được đầu tư mua sắm là để sử dụng lâu dài cho quá trình sản xuất kinh doanh, do vậy các doanh nghiệp không thể xác định giá trị hao mịn TSCĐ theo phương pháp nói trên.

Khấu hao tài sản cố định: là việc tính tốn và phân bổ một cách có hệ thống

nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định.

3.3.2. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ a. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng a. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng

Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:

- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo cơng thức dưới đây:

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm

của tài sản cố định

=

Nguyên giá của tài sản cố định Thời gian sử dụng

- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

b. Phương pháp khấu hao theo sản lượng

Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo cơng suất thiết kế.

- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.

25

- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao trong tháng của tài

sản cố định = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng X Mức trích khấu hao bình qn tính cho một đơn vị sản phẩm Trong đó: Mức trích khấu hao bình qn tính cho một đơn vị

sản phẩm

=

Nguyên giá của tài sản cố định Sản lượng theo công suất thiết kế c. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh được xác định như:

- Xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định:

Doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo cơng thức dưới đây:

Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản cố định =

Giá trị còn lại của tài sản cố định X

Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:

Tỷ lệ khấu khao nhanh

(%)

=

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp

đường thẳng

X Hệ số điều chỉnh

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp

đường thẳng (%)

=

1

X 100 Thời gian sử dụng của

tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm ( t  4 năm) 1,5

Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t  6 năm) 2,0

Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình qn giữa giá trị cịn lại và số năm

26

sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị cịn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.

- Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

3.3.3. Kế tốn hao mịn và khấu hao TSCĐ

Hàng kỳ, kế tốn phản ánh hao mịn TSCĐ và chi phí khấu hao: Nợ TK 6274, 6414, 6424

Có TK 214

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)