Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro và tăng cường công tác kiểm tra,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn sau hợp nhất (Trang 103 - 104)

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau

3.2.10 Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro và tăng cường công tác kiểm tra,

kiểm soát nội bộ

Trước điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với những diễn biến phức tạp của thị trường và nền kinh tế, SCB sau hợp nhất phải đối diện với rất nhiều rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro vận hành…Do vậy, công tác quản trị và hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ đóng vai trị ngày càng quan trọng đối với SCB. Nhằm đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả, SCB cần chú trọng hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro và tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ với những giải pháp sau:

- SCB nên tiếp tục triển khai mơ hình “kiểm sốt ba vịng bảo vệ” nhằm phát hiện kịp thời những sai sót vi phạm của từng bộ phận nghiệp vụ và hạn chế tối đa mọi rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh.

+ Vòng bảo vệ thứ 1 - Chức năng kiểm tra, kiểm soát: được thực hiện tại các đơn vị trực tiếp kinh doanh và các bộ phận hỗ trợ vận hành. Ở vịng này, kiểm sốt

nội bộ được thiết kế cài đặt, thực hiện trong tất cả các quy trình nghiệp vụ, tham gia kiểm sốt trước, trong và sau các giao dịch hàng ngày nhằm giảm thiểu rủi ro.

+ Vòng bảo vệ thứ 2 - Chức năng quản trị rủi ro: được thực hiện tại các đơn vị quản lý gồm quản lý rủi ro, pháp chế và các phòng ban, bộ phận quản lý gián tiếp. Vòng bảo vệ này tổ chức giám sát việc duy trì hệ thống kiểm sốt nội bộ tại các đơn vị thực hiện ở vòng 1, cụ thể là: hướng dẫn và kiểm tra tính tuân thủ của các đơn vị về việc thực hiện các quy định của pháp luật và các quy chế, quy định, quy trình nội bộ SCB.

+ Vịng bảo vệ thứ 3 - Chức năng kiểm tốn nội bộ: được thực hiện bởi bộ phận kiểm toán nội bộ, thực hiện rà soát, đánh giá khách quan độc lập về mức độ đầy đủ, tính thích hợp, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm cải tiến, hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ.

- Tăng cường xây dựng các chính sách, cơng cụ và phương pháp nhận dạng, phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro, xác định các loại rủi ro, bên cạnh đó phải xây dựng các phương án quản trị rủi ro.

- Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải được hoạt động độc lập với các phòng ban khác của ngân hàng để đảm bảo tính khách quan trong cơng tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện rủi ro và giảm thiệt hại cho ngân hàng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai sót giảm thiểu rủi ro cho SCB. Bên cạnh đó, phải xây dựng và hồn thiện các quy trình, quy chế kiểm tra kiểm sốt nội bộ cụ thể, chặt chẽ và theo sát với chuẩn mực.

- Nâng cao vai trò của đội ngũ nhân viên kiểm tra, kiểm sốt nội bộ; phải có chính sách khen thưởng hoặc chế tài nhằm tạo động lực cho bộ phận này không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực, có trách nhiệm, hồn thành tốt cơng việc được giao, đảm bào an toàn hệ thống cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP sài gòn sau hợp nhất (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w