Các chính sách, hỗ trợcủa nhà nước trong việc phát triển cà phê bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Các chính sách, hỗ trợcủa nhà nước trong việc phát triển cà phê bền vững

Chính sách của Trung ương

Quyết định số 1987/QĐ-BNN-TT ngày 21/8/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Để đảm bảo mục tiêu của quy hoạch, Bộ NNPTNT yêu cầu các bộ phận liên quan tập trung chuyển giao tiến bộ kĩ thuật sản xuất cà phê theo các chương trình 4C, UTZ..

Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT ngày 01/8/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) phê duyệt đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020. Theo đề án đến năm 2020 diện tích cà phê được áp dụng quy trình sản xuất nơng nghiệp theo các chứng nhận/xác nhận đạt 80% diện tích cà phê cả nước.

Chính sách của tỉnh Đắk Lắk

Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 17/11/2008 của UBND tỉnh Đắk Lắk về phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đề án phải phổ biến các bộ nguyên tắc của 4C, UTZ và các bộ tiêu chuẩn khác.

Chính sách hỗ trợ của huyện Cư M’gar

Từ năm 2012-2014, huyện Cư M’gar đã kết hợp với Công ty TNHH Nestle hỗ trợ giống cho các hộ nông dân trồng cà phê tái canh theo đó huyện hỗ trợ 50%, Nestle hỗ trợ 50%. Ngồi ra, huyện cịn hỗ trợ men vi sinh cho hộ nghèo, DTTS để làm phân vi sinh.

Tiểu kết:

Các chính sách phát triển CPBV của nhà nước trong thực tế chưa mang các tiến bộ khoa học kĩ thuật (TBKHKT) của chương trình CPBV đến với tất cả nơng hộ mà chỉ góp phần tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dễ dàng tiến hành các thủ tục liên kết với nơng hộ theo chương trình CPBV; đồng thời, giúp nơng hộ đã tham gia chương trình CPBV được tiếp cận với các TBKHKT từ các doanh nghiệp.

Hiện nay chương trình CPBV đang thực hiện đều dựa vào nguồn lực từ các doanh nghiệp nhưng diện tích cà phê doanh nghiệp có khả năng liên kết với nơng dân cịn hạn chế. Vì vậy, nhằm giải quyết các tồn tại của nơng dân trồng cà phê chính sách phát triển CPBV của nhà nước cần có kế hoạch tuyên truyền, tổ chức, hướng dẫn cụ thể quy trình tuân thủ bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn của các chương trình CPBV để tất cả nơng dân đều được tiếp cận và thực hiện đúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của chương trình phát triển cà phê bền vững đến nông hộ trồng cà phê ở việt nam , trường hợp nghiên cứu tại huyện cư mgak, đăk lắk (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)